Hotline: 086 53 54 860
Giỏ hàng
Tắm nước nóng có thực sự tốt không? Những lợi ích tắm nước nóng đem lại
27/03/2024

Tắm nước nóng có thực sự tốt không? Những lợi ích tắm nước nóng đem lại

Tắm nước nóng là một thói quen đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống và tận hưởng những giây phút thư giãn tuyệt vời. Ngay trong bài viết này Mộc Hương sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề tắm nước nóng có tốt không, có tác dụng, tác hại là gì?

Tắm nước nóng có tác dụng gì?

Thư giãn

Khi bạn tắm nước nóng, Hơi nước từ nước nóng giúp giải phóng endorphin, một loại hormone có tác dụng cải thiện tâm trạng và giảm bớt căng thẳng. Nhiệt độ nước giúp mở lỗ chân lông trên da, tạo điều kiện cho việc hấp thụ các chất dinh dưỡng. Bạn có thể sử dụng thêm sữa tắm, các loại lá thiên nhiên hay đơn giản là muối vào nước để chăm sóc bản thân và giải quyết những vấn đề tiềm ẩn

 

Giảm đau nhức

Nước ấm giúp thư giãn cơ bắp, giảm bớt các triệu chứng đau nhức, đặc biệt là sau khi chúng ta tập luyện thể thao. Nước ấm cũng sẽ giảm bớt các triệu chứng đau khớp và đau đầu. 

Giảm viêm và kiểm soát đường trong máu

Các nhà nghiên cứu cho biết tắm nước nóng có thể kích thích hoạt động của insulin, một hormone giúp vận chuyển glucose từ máu vào các tế bào từ đó giúp giảm viêm và kiểm soát lượng đường trong máu. Đặc biệt, nước nóng giúp kích thích tuần hoàn máu và giúp phản xạ cơ bắp hoạt động trên các khớp, gân và mô liên kết nhạy cảm.

Cải thiện giấc ngủ

Tắm nước nóng trước khi ngủ giúp cơ thể thư giãn và dễ ngủ hơn. Nhiệt độ ấm áp giúp điều hoà thân nhiệt, tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu, giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ.

Một nghiên cứu của Đại học Texas, Austin cho thấy tắm nước nóng trước khi ngủ giúp giảm thời gian đi vào giấc ngủ và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Làm đẹp da

Như đã nói ở trên nước ấm sẽ giúp giãn nở lỗ chân lông, giúp da hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Nước ấm cũng giúp loại bỏ bụi bẩn và tế bào chết ở trên da, giúp da sáng mịn và khoẻ mạnh.

Tăng cường sức khoẻ

Tắm nước nóng giúp tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả, giúp bạn khoẻ mạnh và tràn đầy năng lượng

Giảm triệu chứng cảm cúm

Hơi nước nóng giúp làm loãng chất nhầy trong mũi và cổ họng, giúp giảm bớt các triệu chứng cảm cúm, nghẹt mũi, ho và đau họng

Tắm nước nóng có tác hại gì?

Bỏng da

Khi tiếp xúc với nước quá nóng, da sẽ bị tổn thương do nhiệt. Thậm chí, ngay cả khi nhiệt độ không quá cao nhưng chúng ta tắm trong thời gian dài cũng có thể gây bỏng da. Với da của trẻ em, bà bầu và người già, da của họ sẽ nhạy cảm hơn và dễ bị bỏng da hơn.

Bạn có thể sử dụng nhiệt kệ để kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm, từ đó điều chỉnh nhiệt độ nước từ 37-42 độ C để tắm. Một vài cách xử lý khi bị bỏng do nước nóng: Dùng đá chườm lên vùng da bị bỏng, dội nước mát, uống thêm nhiều nước để tránh mất nước. Nếu tình trạng quá nặng thì bạn nên đi gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị tốt nhất.

Khô da

Nước nóng sẽ loại bỏ lớp dầu tự nhiên trên da, khiến da mất đi độ ẩm, nước quá nóng làm hỏng hàng rào bảo vệ da, khiến da dễ bị mất nước và trở nên khô. Ngoài ra, nước nóng làm tăng tốc độ lão hoá da, khiến da xuất hiện những nếp nhăn.

Làm cho tóc yếu đi

Nước nóng làm mất đi lớp dầu tự nhiên bảo vệ tóc và da đầu khỏi khô, hư tổn. Nước nóng sẽ làm cho lớp biểu bì của tóc mở ra, khiến tóc dễ bị sơ yếu chân tóc từ đó tóc dễ rụng hơn. 

Làm suy giảm khả năng sinh sản (ở nam giới)

Nhiệt độ cao sẽ làm giảm số lượng tinh trùng giảm khả năng di chuyển và tăng tỷ lệ tinh trung dị dạng. Tinh hoàn nên được giữ ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể khi đó cơ thể sẽ sản xuất tinh trùng khoẻ mạnh và bình thường. 

Một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học California, Berkeley cho thấy việc ngâm mình trong nước nóng (40°C) trong 30 phút có thể làm giảm số lượng tinh trùng di chuyển nhanh tới 40%. Bạn cần hạn chế tắm nước nóng, tập thể dục thường xuyên, bỏ những thói quen xấu như rượu bia, hút thuốc lá để cơ thể được khoẻ mạnh nhất.

Gây khó thở

Đường thở là một hệ thống gồm các cơ quan giúp vận chuyển không khí từ môi trường vào phổi và thải khí CO2 ra khỏi cơ thể. Hệ thống bao gồm: Mũi, Hầu, Thanh quản, Khí quản, phế quản phế nang. Nước nóng sẽ làm co thắt và khiến cho cơ quan trong đường thở hẹp lại. 

Gây chóng mặt và làm tăng huyết áp

Khi chúng ta tắm nước nóng có thể sẽ tăng nhiệt độ cơ thể đột ngột. Lúc này, cơ thể sẽ cố gắng hạ nhiệt bằng cách giãn mạch máu và tăng lưu lượng máu đến da điều này sẽ gây ra việc tăng huyết áp (nhưng mức độ tăng không đáng kể và thường sẽ trở lại trạng thái bình thường sau một thời gian ngắn) và còn dẫn đến tình trạng chóng mặt. 

Nên tắm nước nóng hay nước lạnh

Nhiều cuộc nghiên cứu đều chỉ ra lợi ích của việc tắm nước nóng và tắm nước lạnh. Nên tắm nước nóng hay nước lạnh điều này phụ thuộc nhiều vào mục đích và sở thích tắm của mỗi người. Nếu bạn muốn thư giãn, Mộc Hương cảm nhận rằng việc tắm nước nóng sẽ là lựa chọn tuyệt vời khi bạn muốn có một không gian thư giãn thổi bay những căng thẳng mệt mỏi thường ngày. Khi cơ thể bạn uể oải, mệt mỏi thì tắm nước lạnh sẽ giúp tỉnh táo, giảm đau nhức cơ bắp... 

Cảm ơn bạn đã lắng nghe!

Có thể bạn quan tâm:

Có nên tắm luôn sau khi tập thể dục không?

Tắm sáng có tốt không? Có nên tắm vào buổi sáng sớm?

Bình luận của bạn

Bài viết liên quan

Sốt xuất huyết có tắm được không? Nên lưu ý gì khi tắm

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra, lây truyền qua muỗi vằn Aedes aegypti. Bệnh thường xảy ra chủ yếu vào những mùa mưa. Nh...

Cách tắm cho trẻ sơ sinh an toàn đơn giản cho mẹ bỉm

Tắm cho trẻ sơ sinh là một trong những thử thách khó khăn nhưng cũng rất thú vị cho những người lần đầu làm bố làm mẹ. Làm thể nào để tắm cho trẻ s...

Top các loại sữa tắm thư giãn, thổi bay căng thẳng từ tinh dầu thảo mộc tốt nhất

Cuộc sống bây giờ bận rộn, tất bật, công nghệ hóa, mọi người thường hướng quá nhiều ra bên ngoài, có xu hướng sử dụng điện thoại,.... khiến cho cơ ...

Tắm nước lạnh có tốt không? Những lý do nước lạnh tốt cho sức khỏe

Mọi người thường nghĩ rằng tắm nước nóng sẽ tốt hơn cho cơ thể. Tắm nước nóng sẽ giúp giảm căng thẳng, thư giãn cơ bắp và cải thiện lưu thông máu. ...