-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
11/08/2024
Vẩy nến là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh, cách phòng ngừa và điều trị
Bệnh vảy nến là một căn bệnh mãn tính đã tồn tại từ lâu đời, việc điều trị căn bệnh là một quá trình nghiên cứu qua nhiều thế kỷ. Đến thế kỷ 20, sự phát triển vượt bậc của y học đã mang lại nhiều bước đột phá lớn trong điều trị vảy nến. Mời bạn cùng tìm hiểu vẩy nến là gì?; nguyên nhân gây ra vảy nến; vảy nến có lây không?; cách phòng ngừa và điều trị vẩy nến.
Vảy nến là gì?
Vẩy nến là một căn bệnh da liễu phổ biến. Người mắc bệnh vảy nến thường đau rát, khó chịu, ngứa ngáy, ửng đỏ, bong tróc da. Biểu hiện dễ thấy ở người bệnh là các mảng đỏ, có vảy bạc, thường xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối, thân mình và da đầu. Vảy nến còn ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, sắc đẹp của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng da, viêm khớp, các vấn đề về tâm lý,...
Dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của bệnh vảy nến
Trong số các loại vẩy nến, vảy nến mảng thường gặp nhiều nhất, chiếm khoảng 90% trường hợp.
Các dấu hiệu đặc trưng của vẩy nến: mảng đỏ, vảy bạc xuất hiện các mảng da đỏ được bao phủ dưới lớp vảy bạc; ngứa đây là triệu chứng phổ biến với các căn bệnh da liễu; da vùng bị bệnh thường dễ kho, nứt nẻ; ở một số trường hợp, đặc biệt với loại vảy nến khớp, có thể gây đau nhức ở các khớp.
Các loại bệnh vảy nến thường gặp
Vẩy nến thể mảng
Như đã nói, dạng vảy nến này xuất hiện nhiều nhất. Vảy nến tạo ra các vùng đỏ được bao phủ dưới lớp vảy bạc. Loại vảy này thường xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối, lưng dưới và da đầu.
Vảy nến thể giọt
Vẩy nến thể giọt xuất hiện với các đốm đỏ nhỏ màu hồng, hình giọt nước trên da. Những vị trí vảy nến thể giọt như thân, cánh tay, chân và da đầu.
Vảy nến thể mủ
Vảy nến thể mủ là loại vảy nến khá đặc biệt, người trưởng thành dễ mắc vảy nến thể mủ hơn, các nốt mủ xuất hiện ở trên tay và chân người bệnh. Dạng mủ nghe có vẻ nghiêm trọng, nhưng bệnh này thường không lây nhiễm và có thể
Vảy nến thể đảo ngược
Dạng vảy nến này không cỏ vảy hoặc ít vảy, có mảng đỏ sáng màu. Vảy nến đảo ngược phát triển tại các vùng có nếp gấp như vùng bẹn; nách; dưới ngực; bộ phận sinh dục.
Vảy nến đỏ da toàn thân
Là biến chứng nghiêm trọng của bệnh vảy nến, các mảng da đỏ, vảy bạc bong tróc lan rộng và phát tán toàn thân. Da người bệnh vảy nến đỏ da toàn thân gây khô, khó chịu, sưng, ngứa và đau dữ dội. Bệnh có thể tồn tại trong thời gian dài (mãn tính) hoặc thời gian ngắn (cấp tính).
Vảy nến ở trẻ sơ sinh
Là tình trạng bệnh viêm da mãn tính, vảy nến ở trẻ biểu hiện ở da đầu, khuỷu tay, đầu gối, tã lót của trẻ.
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến
Người mắc Bệnh tự miễn được hiểu khi hệ miễn dịch của cơ thể vốn có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại nhưng lại nhầm lẫn các tế bào khoẻ mạnh của cơ thể thành tác nhân gây hại và tấn công chúng. Với bệnh vảy nến, các tế bài này nhầm lẫn và sản xuất quá nhiều tế bào da. Điều này khiến tế bào mới phát triển quá nhanh, chồng chất với các tế bào da khác khiến các vùng da bị viêm đỏ phát triển.
Nếu trong gia đình có người mắc bệnh vẩy nến, khả năng cao con cái của họ cũng sẽ mắc bệnh.
Ngoài ra, một số yếu tố môi trường có thể kích thích hoặc làm tình trạng bệnh xấu hơn như: chấn thương da, nhiễm trùng, thuốc, căng thẳng,...
Vẩy nến có lây không? Ai dễ mắc bệnh vẩy nến?
Vảy nến không phải là bệnh truyền nhiễm, bệnh này không lay lan từ người này sáng người khác.
- Theo thống kế, người châu Âu dễ bị bệnh hơn người châu Á.
- Người béo phì; người mắc bệnh tim mạch; người mắc bệnh tự miễn: người có vết thương, bỏng trên da;
- Con cái của người đã từng mắc bệnh vảy nến.
Cách phòng ngừa bệnh vảy nến
- Với những người chưa mắc bệnh cần tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch từ đó chống lại bệnh tật tốt hơn.
- Khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề sức khoẻ và điều trị kịp thời.
- Tập thể dục đều đặn giúp tăng cường sức khoẻ tổng thể và giảm stress.
- Chăm sóc da với các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên.
- Hạn chế sử dụng rượu bia và thuốc lá.
Điều trị bệnh vảy nến như thế nào
Bệnh vảy nến là một bệnh da liễu mãn tính, cũng như các bệnh mạn tính khác, cần điều trị trong thời gian lâu dài. Ngày nay, với sự phát triển của y học vảy nến có nhiều phương pháp điều trị.
- Trong các trường hợp bị vảy nến nhẹ, người bệnh sẽ dùng phương pháp điều trị tại chỗ bằng thuốc mỡ, kem, dưỡng chất hoặc corticosteroid.
- Nếu tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn, phương pháp quang trị liệu sử dụng ánh sáng để cải thiện tình trạng da. Khi điều trị bằng phương pháp quang trị liệu, da được tiếp xúc với một loại ánh sáng đặc biệt để làm giảm viêm và giảm sự tăng sinh tế bào da quá mức, từ đó làm dịu các triệu chứng của bệnh vẩy nến.
- Ngoài ra còn các phương pháp sử dụng thuốc methotrexate, cyclosporin, thuốc sinh học. Nhưng thuốc này sẽ úc chế hệ miễn dịch, nhăm vào các yếu tố gây viêm đặc hiệu.
Hy vọng rằng với những kiến thức Mộc Hương chia sẻ có thể giúp bạn hiểu được vảy nến là gì; các loại vảy nến; cách phòng ngừa và điều trị vảy nến.