-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
15/08/2024
Viêm da cơ địa: Đặc điểm, nguyên nhân và cách chữa viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi lứa tuổi. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của người mắc phải. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về viêm da cơ địa, các dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân gây ra cũng như cách chữa trị hiệu quả.
Viêm da cơ địa là gì?
Viêm da cơ địa hay còn gọi là eczema, là một tình trạng viêm nhiễm mãn tính của da. Bệnh thường xuất hiện với các triệu chứng như ngứa ngáy, đỏ da, khô da và có thể kèm theo sự hình thành của mụn nước. Viêm da cơ địa thường xảy ra ở những vùng da nhạy cảm như mặt, cổ, khuỷu tay, chân và đầu gối. Đặc biệt, viêm da cơ địa xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em cho đến người lớn.
Đối với trẻ sơ sinh, viêm da cơ địa là một tình trạng da khá phổ biến, đặc trưng bởi các mảng da viêm, ngứa, mẩn đỏ. Tình trạng này có thể trở nên mãn tính và gây khó chịu cho trẻ và cũng khiến cha mẹ lo lắng. Viêm da cơ địa có thể ảnh hưởng tới cuộc sống của trẻ và cần được cha mẹ có những hướng chăm sóc đặc biệt và cẩn trọng.
Đặc điểm của Viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể tự khỏi khi trẻ lớn lên, nhưng cũng có trường hợp kéo dài đến tuổi trưởng thành. Các biểu hiện của viêm da cơ địa có thể thay đổi theo thời gian, từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào từng cá nhân.
Viêm da cơ địa không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh. Những người mắc bệnh thường cảm thấy tự ti, lo lắng về ngoại hình của mình. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề tâm lý như trầm cảm hoặc lo âu.
Một số đặc điểm chính giúp nhận diện và phân biệt viêm da cơ địa với các tình trạng khác như:
Vị trí và hình dạng tổn thương: Tùy thuộc vào độ tuổi, thể trạng của người bị bệnh vị trí tổn thương có thể xuất hiện khác nhau. Ở trẻ em thường xuất hiện ở mặt và vùng da đầu. Đối với người lớn thường xuất hiện ở khuỷu tay, đùi, đầu gối và những vùng da nhạy cảm khác. Các tổn thương có hình dạng không đều, với các mảng da bị viêm và bị kích ứng.
Triệu chứng: Khi gặp tình trạng viêm da cơ địa, người bệnh thường có các triệu chứng như ngứa, đỏ, sưng, khô ráp, bong tróc da. Vùng viêm da có thể đỏ và sưng, đi kèm tình trạng ngứa dữ dội, da trở nên khô và khó chịu hơn. Ngứa là triệu chứng phổ biến nhất, trong thời gian bị bệnh cần hạn chế gãi vào các vết thương tránh gây thêm tổn thương da khiến tình trạng bệnh trở nên xấu hơn.
Các yếu tố khác: Bên cạnh các triệu chứng chính đã nêu trên, còn có một số yếu tố phụ ảnh hưởng tới viêm da. Yếu tố môi trường: Thay đổi thời tiết, ô nhiễm hoặc tiếp xúc với các chất tẩy rửa, chất hóa học. Hoặc yếu tố tâm lý và căng thẳng cũng gia tăng thêm triệu chứng này.
Nguyên nhân gây ra Viêm da cơ địa
Di truyền và yếu tố gia đình
Nghiên cứu cho thấy rằng nếu trong gia đình có người mắc viêm da cơ địa, thì khả năng cao con cái cũng sẽ bị ảnh hưởng. Các gen liên quan đến chức năng hàng rào bảo vệ da và phản ứng miễn dịch có thể bị biến đổi, dẫn đến tình trạng da nhạy cảm và dễ bị viêm nhiễm hơn. Vì vậy, yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến việc phát triển viêm da cơ địa.
Môi trường sống
Môi trường sống cũng là một yếu tố quan trọng. Những người sống trong môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với hóa chất độc hại hoặc có điều kiện khí hậu khắc nghiệt dễ mắc viêm da cơ địa hơn. Tiếp xúc với các chất gây dị ứng như: phấn hoa, bụi nhà hay lông thú cũng có thể kích thích và làm nặng hơn các triệu chứng viêm da. Tiếp xúc với khói thuốc lá, ô nhiễm không khí hay sử dụng các sản phẩm có chứa hóa chất, hương liệu tổng hợp cũng có thể gây kích ứng cho da. Bên cạnh đó, việc thay đổi khí hậu hoặc vấn đề tâm lý như căng thẳng, stress cũng có thể làm tăng cường phản ứng miễn dịch và góp phần tăng phản ứng viêm da.
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ ăn uống không cân bằng cũng có thể là nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa. Một số người bị viêm da cơ địa có thể sẽ bị nhạy cảm với 1 vài thực phẩm như trứng, sữa, đậu nành… Người bị viêm da nên chú trọng và theo sát chế độ ăn uống của mình để hạn chế triệu chứng của bệnh.
Thiếu hụt vitamin và khoáng chất cần thiết có thể làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể, từ đó tạo điều kiện cho bệnh phát triển. Thiếu hụt vitamin D, Omega 3 và các khoáng chất có thể làm suy yếu hàng rào bảo vệ da và làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm da cơ địa.
Cách Chữa Viêm Da Cơ Địa
Điều Trị Nội Khoa
Điều trị nội khoa là phương pháp phổ biến nhất để kiểm soát viêm da cơ địa. Bác sĩ thường kê đơn thuốc bôi chứa corticosteroid để giảm viêm và ngứa. Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc kháng histamin để giảm ngứa. Việc điều trị thường tùy thuộc vào mức độ nặng/ nhẹ của bệnh và phản ứng của từng người. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có kế hoạch điều trị phù hợp. Không nên tự xử lý ở nhà, có thể dẫn đến những hậu quả ngoài mong muốn.
Thay Đổi Lối Sống
Thay đổi lối sống cũng là một phần quan trọng trong việc điều trị viêm da cơ địa. Nên sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên để tránh khô da, giảm trình trạng kích ứng trên da. Lựa chọn các loại quần áo làm từ chất liệu mềm mại, thoáng khí, tránh mặc đồ quá bó sát hoặc quá chật. Và hãy luôn giữ cho bản thân một tâm lý thoải mái, tránh áp lực và căng thẳng.
Nên giảm tiếp xúc với các chất tẩy rửa, xà phòng mạnh, các sản phẩm có chứa hóa chất hay hương liệu tổng hợp.Tắm bằng nước ấm và hạn chế tắm lâu vì sẽ làm giảm độ ẩm tự nhiên trên da, đồng thời trong khi tắm nên sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ, không có chất tẩy rửa mạnh.
Cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất béo lành mạnh, giúp giảm sự kích thích và viêm nhiễm ở da. Cải thiện hàng rào bảo vệ da, duy trì độ ẩm cần thiết cho da và chống lại các tác nhân kích ứng.
Ngoài ra, tăng cường thêm các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như trái cây, hoa quả và rau xanh giúp giảm viêm, bảo vệ da khỏi các tác hại của các gốc tự do. Đặc biệt cần uống đủ nước để duy trì độ ẩm trên da và giảm khô da.
Các Loại Lá Tắm Hiệu Quả
Lá tắm chữa viêm da cơ địa là một phương pháp dân gian được nhiều bà mẹ biết đến. Một số loại lá như lá khế, lá trà xanh, lá tía tô, lá lô hội có tác dụng làm dịu da, giảm ngứa, cung cấp độ ẩm cho da.
Cách Chuẩn Bị Lá Tắm
Để chuẩn bị lá tắm, bạn có thể rửa sạch lá, sau đó đun sôi với nước khoảng 15-20 phút. (Bạn có thể thêm 1-2 thìa muối hoặc mật ong để tăng thêm phần hiệu quả). Sau khi nước nguội, bạn có thể dùng để tắm hoặc ngâm vùng da bị tổn thương.
Lưu Ý Khi Sử Dụng
Khi sử dụng lá tắm, người\ bệnh cần lưu ý không nên tắm quá lâu và phải đảm bảo lá đã được rửa sạch tránh tình trạng nhiễm khuẩn. Nên thử trước trên làn da nhỏ như mu bàn tay, chân nếu có dấu hiệu kích ứng, cần cần dừng tắm và đến thăm khám bác sĩ
Nếu không có nhiều thời gian để chuẩn bị các loại lá tắm, có thể thay bằng thảo mộc xông tắm từ 8 loại thảo mộc: Hương nhu, Khuynh diệp - chanh, Sả chanh, Bạc hà, Gừng, Ngũ sắc, Tía tô, Hồi. Đều là những loại tinh dầu quý và có tính sát khuẩn, kháng viêm tốt. Hỗ trợ cung cấp độ ẩm tự nhiên trên da, giảm tình trạng ngứa trên da.
Viêm da cơ địa là một bệnh lý da liễu phổ biến, gây ra nhiều khó khăn cho người mắc phải. Hiểu rõ về dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị sẽ giúp bạn quản lý tình trạng này hiệu quả hơn.