-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
10/08/2024
Viêm nang lông là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng ngừa và điều trị
Viêm nang lông mang lại cảm giác khó chịu, ngứa ngáy,... ảnh hưởng đến sinh hoạt cuộc sống của người bệnh. Ai cũng có thể mắc viêm nang lông. Bệnh có thể chữa được bằng thuốc uống, kem bôi, thay đổi lối sống lành mạnh, tuy nhiên trường hợp nặng có thể để lại sẹo và rụng lông vĩnh viễn. Mời bạn cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa và chữa trị viêm nang lông hiệu quả.
Viêm nang lông là gì?
Viêm nang lông là tình trạng da liễu phổ biến, khi nang lông bị nhiễm trùng, viêm, nấm, ngứa, đau rát,... Viêm nang lông xảy ra ở bất cứ vị trí nào có lông trên cơ thể, thường thấy viêm nang lông xuất hiện trên da đầu, mặt, cánh tay, chân, nách và lưng.
Viêm nang lông xuất hiện ở đâu?
Viêm nang lông trên mặt
Viêm nang lông trên mặt xuất hiện chủ yếu ở nam giới do thói quen cạo râu quá sát, sử dụng dao cạo không sạch, tự ý nặn mụn,... tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào nang lông qua các vết trầy xước khi cạo râu, nặn mụn, các lỗ chân lông bị tắc nghẽn.
Viêm nang lông trên mặt nếu bị nặng có thể gây tổn thương đến tuyến bã nhờn sẽ để lại sẹo khi khỏi bệnh.
Viêm nang lông tay, chân
Ở những người thường xuyên hoạt động thể thao, làm việc trong môi trường nóng ấm hay có thói quen cạo lông dễ bị mắc viêm nang lông tay, chân. Mồ hôi tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, ma sát do quần áo có thể gây tổn thương nang lông, sử dụng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp với làn da.
Viêm nang lông vùng lưng
Viêm lang lông ở lưng do vi khuẩn, tụ cầu xâm nhập, cạo lông không sạch, vệ sinh kém, mặc áo bó sát hoặc chất liệu quần áo thô cứng, không thấm hút mồ hôi.
Viêm nang lông da đầu
Những người có da đầu dầu, thường xuyên tiếp xúc với hoá chất nhuộm tóc, uốn tạo kiểu dễ gây tổn thương da đầu và nấm malassezia phát triển nhờ môi trường da đầu dầu, tiết nhiều mồ hôi. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến rụng tóc, sẹo, áp xe,... ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Viêm nang lông nách
Các tuyến mồ hôi dưới tay hoạt động quá mức, khiến bã nhờn tích tụ gây ra tình trạng bít tắc lỗ chân lông. Sử dụng lăn khử mùi không phù hợp, trên thị trường khá đa dạng và phong phú sản phẩm, mỗi sản phẩm sẽ có thành phần khác nhau.
Viêm nang lông vùng kín
Cạo hay wax lông không đúng cách, mặc quần lót quá chật, vệ sinh vùng kín không đúng cách, do yếu tố cơ địa,... là những nguyên nhân gây nên tình trạng viêm nang lông lâu dài gây ra các ổ áp xe, mụn nhọt, sẹo, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và đời sống tình dục.
Dấu hiệu viêm nang lông
Dấu hiệu để nhận biết viêm nang lông là những vết mủ, sưng, đỏ như mụn nhot trên da. Những nốt mụn này gây cảm giác ngứa, đau, sưng đỏ,.. không nên gãi vào những nốt này tránh làm trầy da, làm lỗ chân lông nở ra vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng da, để lại sẹo.
Nguyên nhân gây viêm nang lông
- Nhiễm khuẩn Staphylococcus aureus là nguyên nhân phổ biến nhất. Ngoài ra, còn có các loại vi khuẩn khác và nấm cũng có thể gây viêm nang lông.
- Việc cạo hay wax lông không đúng cách làm tổn thương nang lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
- Mặc quần áo bó sát, chất liệu vải thô, không thấm hút mồ hôi gây ma sát, tăng tiết mồ hôi tạo điều kiện môi trường ẩm cho vi khuẩn phát triển.
- Vệ sinh cá nhân không sạch hoặc sử dụng sản phẩm vệ sinh không phù hợp với làn da gây kích ứng và viêm nhiễm.
- Người có bệnh lý về da như vẩy nến, eczema có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nang lông.
Cách phòng ngừa viêm nang lông
- Uống đủ nước và ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho làn da. Hạn chế các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ.
- Tắm rửa hàng ngày với các sản phẩm dầu gội, sữa tắm dịu nhẹ. Không sử dụng sữa tắm chứa hương liệu, không rõ nguồn gốc.
- Cạo râu, lông đúng cách theo các bước: Làm mềm lông bằng nước ấm hoặc kem cạo -> chọn dao cạo sắc bén, sạch sẽ -> cạo lông nhẹ nhàng theo chiều lông mọc để giảm thiểu ma sát, tránh gây tổn thương da -> sau khi cạo xong, rửa sạch vùng da vừa cạo bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ.
- Nặn mụn đúng cách để giảm thiểu, mụn lan rộng, sẹo, nhiễm trùng da. Vi khuẩn có thể xâm nhập và gây viêm nhiễm nặng hơn.
- Hạn chế sử dụng quần áo bó sát, chất liệu vải thô, không thấm hút mồ hôi.
- Lau dọn nhà cửa thường xuyên.
Cách điều trị viêm nang lông
Điều trị bằng thuốc
Trên thị trường có nhiều loại thuốc điều trị viêm nang lông. Tuỳ thuộc vào tình trạng và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ chỉ định người bệnh một số loại thuốc kháng viêm dạng kem hoặc uống:
- Kem, thuốc kháng sinh
- Kem chống nấm
- Dầu gội chống nấm
- Thuốc kháng nấm
- Kem steroid
- Corticosteroid
Điều trị bằng laser/ liệu pháp ánh sáng
Trường hợp tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn sau quá trình dùng thuốc, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng phương pháp laser/ liệu pháp ánh sáng để điều trị viêm nang lông.
Tiểu phẫu
Khi viễm nhiễm lan sâu vào da, gây ra các ổ mủ lớn bác sĩ có thể chỉ định tiến hành tiểu phẫu để loại bỏ lông.