Hotline: 086 53 54 860
Giỏ hàng

Mộc Hương ký kết hợp tác cùng Hợp tác xã phát triển dầu Sở Tân Cương Xuất Lễ

[Mộc Hương x Hợp tác xã Xuất Lễ] KÝ KẾT HỢP TÁC PHÁT TRIỂN DẦU SỞ TÂN CƯƠNG XUẤT LỄ - Một cột mốc đáng nhớ tại Xuất Lễ, Lạng Sơn! Mộc Hương chính thức ký kết hợp tác cùng Hợp tác xã Xuất Lễ để phát triển Dầu Sở Tân Cương, có sự chứng kiến của lãnh đạo ban ngành trong xã cùng đại diện các nhà phân phối, đại lý của Mộc Hương, sau 3 mùa nghiên cứu và đưa dầu Sơn Trà (hay còn gọi là dầu Sở) Xuất Lễ vào dòng sữa tắm. Xuất Lễ sở hữu hơn 200 ha rừng Sở trồng tự nhiên, trong đó có nhiều cây có tuổi đời 200-300 năm, mang tinh túy nguyên bản của vùng đất Lạng Sơn. Hiện tại Mộc Hương bao tiêu 60% dầu Sở trong xã, hướng đến thời gian gần tới sẽ bao tiêu toàn bộ vùng trồng Sở nơi đây. Dầu Sở hàng trăm năm tuổi nơi đã mang lại sự êm dịu, dễ chịu giống như cách cây Sở kiên cường sống vững vàng giữa tiết trời mát mẻ trong lành quanh năm. Dầu Sở Xuất Lễ chứa hàm lượng omega quý giá vượt trội, trước đây thường chỉ được xuất thô sang Trung Quốc. Với tầm nhìn dài hạn, Mộc Hương đã bao tiêu một phần đầu ra, hướng tới mục tiêu bao tiêu toàn bộ sản lượng dầu Sở của vùng. Điều này không chỉ đảm bảo giá trị bền vững cho bà con mà còn mang lại cho người Việt những sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ chính tinh hoa bản địa. Từ những hạt Sở nhỏ bé, Mộc Hương mong muốn lan tỏa vẻ đẹp, giá trị của thiên nhiên Việt Nam và xây dựng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe lành tính, chất lượng. Cảm ơn Xuất Lễ đã đồng hành cùng Mộc Hương. Cảm ơn các nhà phân phối, đại lý đã cùng chúng tôi viết nên câu chuyện đầy cảm hứng, hướng tới phát triển bền vững và gìn giữ di sản tự nhiên của Việt Nam! Cùng Mộc Hương xem lại một số hình ảnh tại buổi lễ ký kết:

Chợ Sớm Bình Yên - phiên chợ của những người tử tế, ăn sạch sống lành Thanh Hóa

Phiên chợ thu xinh xinh giữa lòng thành phố Thanh Hoá. Một trong số ít hiếm hoi phiên chợ được mong chờ nhất  của tín đồ các sản phẩm tự nhiên, bền vững, nông nghiệp sạch.  Một phiên chợ chọn lọc có mặt hơn 40 nhãn hàng tự nhiên, hữu cơ, đủ mọi mặt hàng tiêu dùng do các nhà sản xuất tâm huyết từ mọi miền tổ quốc. Mộc Hương cũng có mặt tại phiên chợ này, được gặp gỡ giao lưu trực tiếp với những nhà sản xuất cùng với những khách hàng của mình. Phiên chợ được tổ chức định kỳ hàng tháng tại Thành phố Thanh Hoá. Mộc Hương cùng đội ngũ Ban tổ chức thân mời bạn qua đi chợ và sắm những món đồ an lành cho gia đình nha. --------------- Thời gian mở chợ gần nhất: 13h 8/11 đến 12h 9/11/2024. Địa chỉ: Cafe Uncle, 777 Thôi Hữu, Tp. Thanh Hoá. Cùng Mộc Hương ngắm nhìn sự xinh xắn, dễ chịu của chợ qua những bức ảnh.  

Viêm da cơ địa: Đặc điểm, nguyên nhân và cách chữa viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi lứa tuổi. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của người mắc phải. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về viêm da cơ địa, các dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân gây ra cũng như cách chữa trị hiệu quả. Viêm da cơ địa là gì? Viêm da cơ địa hay còn gọi là eczema, là một tình trạng viêm nhiễm mãn tính của da. Bệnh thường xuất hiện với các triệu chứng như ngứa ngáy, đỏ da, khô da và có thể kèm theo sự hình thành của mụn nước. Viêm da cơ địa thường xảy ra ở những vùng da nhạy cảm như mặt, cổ, khuỷu tay, chân và đầu gối. Đặc biệt, viêm da cơ địa xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em cho đến người lớn.  Đối với trẻ sơ sinh, viêm da cơ địa là một tình trạng da khá phổ biến, đặc trưng bởi các mảng da viêm, ngứa, mẩn đỏ. Tình trạng này có thể trở nên mãn tính và gây khó chịu cho trẻ và cũng khiến cha mẹ lo lắng. Viêm da cơ địa có thể ảnh hưởng tới cuộc sống của trẻ và cần được cha mẹ có những hướng chăm sóc đặc biệt và cẩn trọng. Đặc điểm của Viêm da cơ địa Viêm da cơ địa có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể tự khỏi khi trẻ lớn lên, nhưng cũng có trường hợp kéo dài đến tuổi trưởng thành. Các biểu hiện của viêm da cơ địa có thể thay đổi theo thời gian, từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào từng cá nhân. Viêm da cơ địa không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh. Những người mắc bệnh thường cảm thấy tự ti, lo lắng về ngoại hình của mình. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề tâm lý như trầm cảm hoặc lo âu. Một số đặc điểm chính giúp nhận diện và phân biệt viêm da cơ địa với các tình trạng khác như: Vị trí và hình dạng tổn thương: Tùy thuộc vào độ tuổi, thể trạng của người bị bệnh vị trí tổn thương có thể xuất hiện khác nhau. Ở trẻ em thường xuất hiện ở mặt và vùng da đầu. Đối với người lớn thường xuất hiện ở khuỷu tay, đùi, đầu gối và những vùng da nhạy cảm khác. Các tổn thương có hình dạng không đều, với các mảng da bị viêm và bị kích ứng. Triệu chứng: Khi gặp tình trạng viêm da cơ địa, người bệnh thường có các triệu chứng như ngứa, đỏ, sưng, khô ráp, bong tróc da. Vùng viêm da có thể đỏ và sưng, đi kèm tình trạng ngứa dữ dội, da trở nên khô và khó chịu hơn. Ngứa là triệu chứng phổ biến nhất, trong thời gian bị bệnh cần hạn chế gãi vào các vết thương tránh gây thêm tổn thương da khiến tình trạng bệnh trở nên xấu hơn. Các yếu tố khác: Bên cạnh các triệu chứng chính đã nêu trên, còn có một số yếu tố phụ ảnh hưởng tới viêm da. Yếu tố môi trường: Thay đổi thời tiết, ô nhiễm hoặc tiếp xúc với các chất tẩy rửa, chất hóa học. Hoặc yếu tố tâm lý và căng thẳng cũng gia tăng thêm triệu chứng này. Nguyên nhân gây ra Viêm da cơ địa Di truyền và yếu tố gia đình Nghiên cứu cho thấy rằng nếu trong gia đình có người mắc viêm da cơ địa, thì khả năng cao con cái cũng sẽ bị ảnh hưởng. Các gen liên quan đến chức năng hàng rào bảo vệ da và phản ứng miễn dịch có thể bị biến đổi, dẫn đến tình trạng da nhạy cảm và dễ bị viêm nhiễm hơn. Vì vậy, yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến việc phát triển viêm da cơ địa. Môi trường sống Môi trường sống cũng là một yếu tố quan trọng. Những người sống trong môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với hóa chất độc hại hoặc có điều kiện khí hậu khắc nghiệt dễ mắc viêm da cơ địa hơn. Tiếp xúc với các chất gây dị ứng như: phấn hoa, bụi nhà hay lông thú cũng có thể kích thích và làm nặng hơn các triệu chứng viêm da. Tiếp xúc với khói thuốc lá, ô nhiễm không khí hay sử dụng các sản phẩm có chứa hóa chất, hương liệu tổng hợp cũng có thể gây kích ứng cho da. Bên cạnh đó, việc thay đổi khí hậu hoặc vấn đề tâm lý như căng thẳng, stress cũng có thể làm tăng cường phản ứng miễn dịch và góp phần tăng phản ứng viêm da. Chế độ dinh dưỡng Chế độ ăn uống không cân bằng cũng có thể là nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa.  Một số người bị viêm da cơ địa có thể sẽ bị nhạy cảm với 1 vài thực phẩm như trứng, sữa, đậu nành… Người bị viêm da nên chú trọng và theo sát chế độ ăn uống của mình để hạn chế triệu chứng của bệnh. Thiếu hụt vitamin và khoáng chất cần thiết có thể làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể, từ đó tạo điều kiện cho bệnh phát triển. Thiếu hụt vitamin D, Omega 3 và các khoáng chất có thể làm suy yếu hàng rào bảo vệ da và làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm da cơ địa.  Cách Chữa Viêm Da Cơ Địa Điều Trị Nội Khoa Điều trị nội khoa là phương pháp phổ biến nhất để kiểm soát viêm da cơ địa. Bác sĩ thường kê đơn thuốc bôi chứa corticosteroid để giảm viêm và ngứa. Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc kháng histamin để giảm ngứa. Việc điều trị thường tùy thuộc vào mức độ nặng/ nhẹ của bệnh và phản ứng của từng người. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có kế hoạch điều trị phù hợp. Không nên tự xử lý ở nhà, có thể dẫn đến những hậu quả ngoài mong muốn. Thay Đổi Lối Sống Thay đổi lối sống cũng là một phần quan trọng trong việc điều trị viêm da cơ địa. Nên sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên để tránh khô da, giảm trình trạng kích ứng trên da. Lựa chọn các loại quần áo làm từ chất liệu mềm mại, thoáng khí, tránh mặc đồ quá bó sát hoặc quá chật. Và hãy luôn giữ cho bản thân một tâm lý thoải mái, tránh áp lực và căng thẳng. Nên giảm tiếp xúc với các chất tẩy rửa, xà phòng mạnh, các sản phẩm có chứa hóa chất hay hương liệu tổng hợp.Tắm bằng nước ấm và hạn chế tắm lâu vì sẽ làm giảm độ ẩm tự nhiên trên da, đồng thời trong khi tắm nên sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ, không có chất tẩy rửa mạnh. Cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất béo lành mạnh, giúp giảm sự kích thích và viêm nhiễm ở da. Cải thiện hàng rào bảo vệ da, duy trì độ ẩm cần thiết cho da và chống lại các tác nhân kích ứng. Ngoài ra, tăng cường thêm các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như trái cây, hoa quả và rau xanh giúp giảm viêm, bảo vệ da khỏi các tác hại của các gốc tự do. Đặc biệt cần uống đủ nước để duy trì độ ẩm trên da và giảm khô da. Các Loại Lá Tắm Hiệu Quả Lá tắm chữa viêm da cơ địa là một phương pháp dân gian được nhiều bà mẹ biết đến. Một số loại lá như lá khế, lá trà xanh, lá tía tô, lá lô hội có tác dụng làm dịu da, giảm ngứa, cung cấp độ ẩm cho da. Cách Chuẩn Bị Lá Tắm Để chuẩn bị lá tắm, bạn có thể rửa sạch lá, sau đó đun sôi với nước khoảng 15-20 phút. (Bạn có thể thêm 1-2 thìa muối hoặc mật ong để tăng thêm phần hiệu quả). Sau khi nước nguội, bạn có thể dùng để tắm hoặc ngâm vùng da bị tổn thương. Lưu Ý Khi Sử Dụng Khi sử dụng lá tắm, người\ bệnh cần lưu ý không nên tắm quá lâu và phải đảm bảo lá đã được rửa sạch  tránh tình trạng nhiễm khuẩn. Nên thử trước trên làn da nhỏ như mu bàn tay, chân nếu có dấu hiệu kích ứng, cần cần dừng tắm và đến thăm khám bác sĩ Nếu không có nhiều thời gian để chuẩn bị các loại lá tắm, có thể thay bằng thảo mộc xông tắm từ 8 loại thảo mộc: Hương nhu, Khuynh diệp - chanh, Sả chanh, Bạc hà, Gừng, Ngũ sắc, Tía tô, Hồi. Đều là những loại tinh dầu quý và có tính sát khuẩn, kháng viêm tốt. Hỗ trợ cung cấp độ ẩm tự nhiên trên da, giảm tình trạng ngứa trên da. Viêm da cơ địa là một bệnh lý da liễu phổ biến, gây ra nhiều khó khăn cho người mắc phải. Hiểu rõ về dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị sẽ giúp bạn quản lý tình trạng này hiệu quả hơn.  

Những điều cần biết về rụng tóc vành khăn ở trẻ em

Rụng tóc vành khăn là một hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trong giai đoạn khi các bé mới chào đời. Hiện tượng này không chỉ khiến cho các bậc phụ huynh lo lắng mà còn có thể là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về rụng tóc vành khăn, nguyên nhân, cách nhận biết cũng như biện pháp khắc phục hiệu rụng tóc vành khăn hiệu quả. Rụng tóc vành khăn là gì? Rụng tóc ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Dấu hiệu dụng tóc vành khăn Nguyên nhân gây ra rụng tóc vành khăn Cách chăm sóc trẻ trong giai đoạn này Rụng tóc vành khăn do thiếu chất gì? Rụng tóc vành khăn là gì? Rụng tóc vành khăn là tình trạng tóc rụng theo hình dạng giống như vành khăn xung quanh đầu của các bạn nhỏ. Thông thường, tóc sẽ rụng ở vùng sau gáy và hai bên thái dương, tạo thành một khoảng trống rõ rệt. Tình trạng này có thể xuất hiện từ khi trẻ mới chào đời cho đến khoảng 6 tháng tuổi. Đây là tình trạng phổ biến và thường tự khỏi sau một thời gian. Tình trạng này có thể được khắc phục sớm hơn khi mẹ thay đổi chế độ dinh dưỡng và tư thể nằm của bé. Trong giai đoạn 2 đến 3 tháng tuổi, trẻ thường có xu hướng rụng tóc nhiều hơn.  Rụng tóc ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Rụng tóc ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng bình thường và thường xảy ra trong một vài tháng đầu đời. Đa số trẻ đều trải qua giai đoạn này do sự thay đổi hormone và quá trình phát triển tự nhiên của cơ thể.  Nếu tình trạng rụng tóc kéo dài hoặc đi kèm với các triệu chứng khác như ngứa, đỏ da đầu,... có thể đây là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.  Dấu hiệu rụng tóc vành khăn  Các mẹ quan sát các dấu hiệu sau để kiểm tra xem bé nhà mình có đang gặp tình trạng này không: Rụng tóc, da đầu đỏ hoặc kích ứng: Tóc bị rụng chủ yếu ở vùng sau đầu và 2 bên, hình dạng như vành khăn, hình tròn hoặc hình oval. Có thể xuất hiện mẩn đỏ hoặc kích ứng trên da. Trẻ quấy khóc, khó chịu, ngủ không sâu giấc: Trẻ thường cảm thấy khó chịu, quấy khóc hơn bình thường, giấc ngủ không sâu khiến trẻ hay giật mình trong khi ngủ. Phần thóp ở đỉnh đầu có dấu hiệu bất thường: Nếu tình trạng rụng tóc vành khăn kéo dài hoặc có dấu hiệu như hóp thóp, thóp căng phồng hoặc có dấu hiệu viêm nhiễm rất có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ.  Trẻ thường bị táo bón. Nguyên nhân gây ra rụng tóc vành khăn Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh. Một số nguyên nhân phổ biến như: Tư thế ngủ: Trẻ sơ sinh thường nằm một chỗ trong thời gian dài có thể làm tóc trẻ yếu và dễ gãy rụng hơn. Mẹ hãy thay đổi tư thế ngủ thường xuyên cho trẻ, đảm bảo trẻ không nằm 1 tư thế trong thời gian quá lâu.  Thiếu dinh dưỡng: Chế độ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng cần thiết cũng có thể là nguyên nhân khiến tóc trẻ rụng nhiều hơn. Vitamin D, B, canxi là những dưỡng chất rất quan trọng để nuôi dưỡng mái tóc của trẻ chắc khoẻ. Tác dụng phụ của thuốc: Khi trẻ bị bệnh, những loại thuốc bác sĩ chỉ định dùng thường là thuốc kháng sinh. Nếu sử dụng thuốc kháng sinh với liều lượng cao và trong thời gian dài sẽ gây ra tình trạng tóc khô yêu, dễ rụng hơn vì thuốc kháng sinh có chứa thành phần làm thiếu hụt vitamin B.  Di truyền: Nếu trong gia đình có người đã từng gặp phải vấn đề rụng tóc, trẻ cũng có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Chế độ chăm sóc: Các mẹ nên chú trọng về các dụng cụ chăm sóc da đầu cho trẻ vì việc sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp hoặc vệ sinh đầu cho trẻ không đúng cách cũng làm cho trẻ rụng tóc nhiều hơn. Trẻ sơ sinh đến 4 tuổi dễ mắc nấm da đầu với những biểu hiện da bong tróc,  nốt mẩn đỏ, sưng tấy,... Nếu không được điều trị sớm tình trạng viêm nhiễm lan rộng, ảnh hưởng đến sức khoẻ và thậm trí là rụng tóc vĩnh viễn. Cách chăm sóc trẻ trong giai đoạn này Bổ sung dưỡng chất cho mẹ và bé Như đã nói, rụng tóc vành khăn ở trẻ liên quan đến việc thiếu chất dinh dưỡng. Để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tình trạng tái phát mẹ và bé cần bổ sung các dưỡng chất cần thiết. Vitamin D (có trong cá, lòng đỏ trứng, sữa chua, nấm,...) là dưỡng chất quan trọng giúp cơ thể hấp thụ canxi, sự phát triển của tóc và xương. Canxi (có trong sữa, rau xanh, hoa quả, đậu,...) kết hợp với vitamin D giúp xương chắc khoẻ và phát triển tóc khoẻ mạnh. Sắt (có trong thịt, hải sản, đậu, rau xanh,...) vận chuyển oxy đến các tế bào, bao gồm tế bào tóc, giúp tóc giảm rụng và chắc khoẻ. Kẽm (có trong hàu, thịt bò, các loại hạt,...) tham gia vào quá trình tổng hợp protein, giúp tóc mọc nhanh và khoẻ mạnh hơn. Protein (có trong thịt, cá, trứng, sữa, đậu,...) thành phần chính của tóc, cung cấp đầy đủ protein giúp tóc mọc chắc khoẻ và giảm gãy rụng. Vitamin B ( đặc biệt biotin) (có trong thịt gia cầm, cá, trứng, các loại hạt, ngũ cốc,...) giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khoẻ của da và tóc. Thay đổi tư thế nằm cho bé Mẹ nên thay đổi tư thế nằm thường xuyên không nên để trẻ nằm quá lâu ở một tư thế. Chọn gối đầu mềm mại, vừa vặn với đầu trẻ, giúp nâng đỡ cổ và đầu tốt hơn Khi bé thức nên đặt trẻ nằm úp hay nằm nghiêng đều được.  Tắm nắng Mỗi ngày cho bé tắm nắng 15-20 phút, ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên dồi dào. Nên cho bé tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều muộn để tránh ánh nắng gay gắt. Là biện pháp đơn giản rất hiệu quả giúp trẻ bị rụng tóc vành khăn bổ sung vitamin D và cải thiện sức khoẻ. Rụng tóc vành khăn là một hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh, nhưng không phải lúc nào cũng đáng lo ngại. Mẹ nên tìm hiểu rõ nguyên nhân và thực hiện các biện pháp chăm sóc hợp lý, phụ huynh có thể giúp trẻ vượt qua giai đoạn này một cách dễ dàng. Luôn theo dõi sự phát triển của trẻ và đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ. Bài viết liên quan: Mụn trứng cá: nguyên nhân đến từ đâu? Cách trị mụn trứng cá tại nhà TOP những cách khắc phục rụng tóc nhiều ở nữ giới mà bạn nên biết!

Vẩy nến là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh, cách phòng ngừa và điều trị

Bệnh vảy nến là một căn bệnh mãn tính đã tồn tại từ lâu đời, việc điều trị căn bệnh là một quá trình nghiên cứu qua nhiều thế kỷ. Đến thế kỷ 20, sự phát triển vượt bậc của y học đã mang lại nhiều bước đột phá lớn trong điều trị vảy nến.  Mời bạn cùng tìm hiểu vẩy nến là gì?; nguyên nhân gây ra vảy nến; vảy nến có lây không?; cách phòng ngừa và điều trị vẩy nến. Vảy nến là gì? Vẩy nến là một căn bệnh da liễu phổ biến. Người mắc bệnh vảy nến thường đau rát, khó chịu, ngứa ngáy, ửng đỏ, bong tróc da. Biểu hiện dễ thấy ở người bệnh là các mảng đỏ, có vảy bạc, thường xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối, thân mình và da đầu. Vảy nến còn ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, sắc đẹp của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng da, viêm khớp, các vấn đề về tâm lý,... Dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của bệnh vảy nến Trong số các loại vẩy nến, vảy nến mảng thường gặp nhiều nhất, chiếm khoảng 90% trường hợp.  Các dấu hiệu đặc trưng của vẩy nến: mảng đỏ, vảy bạc xuất hiện các mảng da đỏ được bao phủ dưới lớp vảy bạc; ngứa đây là triệu chứng phổ biến với các căn bệnh da liễu; da vùng bị bệnh thường dễ kho, nứt nẻ; ở một số trường hợp, đặc biệt với loại vảy nến khớp, có thể gây đau nhức ở các khớp.  Các loại bệnh vảy nến thường gặp Vẩy nến thể mảng Như đã nói, dạng vảy nến này xuất hiện nhiều nhất. Vảy nến tạo ra các vùng đỏ được bao phủ dưới lớp vảy bạc. Loại vảy này thường xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối, lưng dưới và da đầu. Vảy nến thể giọt Vẩy nến thể giọt xuất hiện với các đốm đỏ nhỏ màu hồng, hình giọt nước trên da. Những vị trí vảy nến thể giọt như thân, cánh tay, chân và da đầu. Vảy nến thể mủ Vảy nến thể mủ là loại vảy nến khá đặc biệt, người trưởng thành dễ mắc vảy nến thể mủ hơn, các nốt mủ xuất hiện ở trên tay và chân người bệnh. Dạng mủ nghe có vẻ nghiêm trọng, nhưng bệnh này thường không lây nhiễm và có thể  Vảy nến thể đảo ngược Dạng vảy nến này không cỏ vảy hoặc ít vảy, có mảng đỏ sáng màu. Vảy nến đảo ngược phát triển tại các vùng có nếp gấp như vùng bẹn; nách; dưới ngực; bộ phận sinh dục. Vảy nến đỏ da toàn thân Là biến chứng nghiêm trọng của bệnh vảy nến, các mảng da đỏ, vảy bạc bong tróc lan rộng và phát tán toàn thân. Da người bệnh vảy nến đỏ da toàn thân gây khô, khó chịu, sưng, ngứa và đau dữ dội. Bệnh có thể tồn tại trong thời gian dài (mãn tính) hoặc thời gian ngắn (cấp tính). Vảy nến ở trẻ sơ sinh Là tình trạng bệnh viêm da mãn tính, vảy nến ở trẻ biểu hiện ở da đầu, khuỷu tay, đầu gối, tã lót của trẻ. Nguyên nhân gây bệnh vảy nến Người mắc Bệnh tự miễn được hiểu khi hệ miễn dịch của cơ thể vốn có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại nhưng lại nhầm lẫn các tế bào khoẻ mạnh của cơ thể thành tác nhân gây hại và tấn công chúng. Với bệnh vảy nến, các tế bài này nhầm lẫn và sản xuất quá nhiều tế bào da. Điều này khiến tế bào mới phát triển quá nhanh, chồng chất với các tế bào da khác khiến các vùng da bị viêm đỏ phát triển. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh vẩy nến, khả năng cao con cái của họ cũng sẽ mắc bệnh. Ngoài ra, một số yếu tố môi trường có thể kích thích hoặc làm tình trạng bệnh xấu hơn như: chấn thương da, nhiễm trùng, thuốc, căng thẳng,...  Vẩy nến có lây không? Ai dễ mắc bệnh vẩy nến? Vảy nến không phải là bệnh truyền nhiễm, bệnh này không lay lan từ người này sáng người khác. Theo thống kế, người châu Âu dễ bị bệnh hơn người châu Á. Người béo phì; người mắc bệnh tim mạch; người mắc bệnh tự miễn: người có vết thương, bỏng trên da; Con cái của người đã từng mắc bệnh vảy nến. Cách phòng ngừa bệnh vảy nến Với những người chưa mắc bệnh cần tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch từ đó chống lại bệnh tật tốt hơn. Khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề sức khoẻ và điều trị kịp thời. Tập thể dục đều đặn giúp tăng cường sức khoẻ tổng thể và giảm stress.  Chăm sóc da với các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên. Hạn chế sử dụng rượu bia và thuốc lá. Điều trị bệnh vảy nến như thế nào Bệnh vảy nến là một bệnh da liễu mãn tính, cũng như các bệnh mạn tính khác, cần điều trị trong thời gian lâu dài. Ngày nay, với sự phát triển của y học vảy nến có nhiều phương pháp điều trị. Trong các trường hợp bị vảy nến nhẹ, người bệnh sẽ dùng phương pháp điều trị tại chỗ bằng thuốc mỡ, kem, dưỡng chất hoặc corticosteroid. Nếu tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn, phương pháp quang trị liệu sử dụng ánh sáng để cải thiện tình trạng da. Khi điều trị bằng phương pháp quang trị liệu, da được tiếp xúc với một loại ánh sáng đặc biệt để làm giảm viêm và giảm sự tăng sinh tế bào da quá mức, từ đó làm dịu các triệu chứng của bệnh vẩy nến. Ngoài ra còn các phương pháp sử dụng thuốc methotrexate, cyclosporin, thuốc sinh học. Nhưng thuốc này sẽ úc chế hệ miễn dịch, nhăm vào các yếu tố gây viêm đặc hiệu. Hy vọng rằng với những kiến thức Mộc Hương chia sẻ có thể giúp bạn hiểu được vảy nến là gì; các loại vảy nến; cách phòng ngừa và điều trị vảy nến.

Viêm nang lông là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng ngừa và điều trị

Viêm nang lông mang lại cảm giác khó chịu, ngứa ngáy,... ảnh hưởng đến sinh hoạt cuộc sống của người bệnh. Ai cũng có thể mắc viêm nang lông. Bệnh có thể chữa được bằng thuốc uống, kem bôi, thay đổi lối sống lành mạnh, tuy nhiên trường hợp nặng có thể để lại sẹo và rụng lông vĩnh viễn. Mời bạn cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa và chữa trị viêm nang lông hiệu quả. Viêm nang lông là gì? Viêm nang lông là tình trạng da liễu phổ biến, khi nang lông bị nhiễm trùng, viêm, nấm, ngứa, đau rát,... Viêm nang lông xảy ra ở bất cứ vị trí nào có lông trên cơ thể, thường thấy viêm nang lông xuất hiện trên da đầu, mặt, cánh tay, chân, nách và lưng. Viêm nang lông xuất hiện ở đâu? Viêm nang lông trên mặt Viêm nang lông trên mặt xuất hiện chủ yếu ở nam giới do thói quen cạo râu quá sát, sử dụng dao cạo không sạch, tự ý nặn mụn,... tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào nang lông qua các vết trầy xước khi cạo râu, nặn mụn, các lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Viêm nang lông trên mặt nếu bị nặng có thể gây tổn thương đến tuyến bã nhờn sẽ để lại sẹo khi khỏi bệnh. Viêm nang lông tay, chân Ở những người thường xuyên hoạt động thể thao, làm việc trong môi trường nóng ấm hay có thói quen cạo lông dễ bị mắc viêm nang lông tay, chân. Mồ hôi tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, ma sát do quần áo có thể gây tổn thương nang lông, sử dụng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp với làn da. Viêm nang lông vùng lưng Viêm lang lông ở lưng do vi khuẩn, tụ cầu xâm nhập, cạo lông không sạch, vệ sinh kém, mặc áo bó sát hoặc chất liệu quần áo thô cứng, không thấm hút mồ hôi. Viêm nang lông da đầu Những người có da đầu dầu, thường xuyên tiếp xúc với hoá chất nhuộm tóc, uốn tạo kiểu dễ gây tổn thương da đầu và nấm malassezia phát triển nhờ môi trường da đầu dầu, tiết nhiều mồ hôi. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến rụng tóc, sẹo, áp xe,... ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Viêm nang lông nách Các tuyến mồ hôi dưới tay hoạt động quá mức, khiến bã nhờn tích tụ gây ra tình trạng bít tắc lỗ chân lông. Sử dụng lăn khử mùi không phù hợp, trên thị trường khá đa dạng và phong phú sản phẩm, mỗi sản phẩm sẽ có thành phần khác nhau. Viêm nang lông vùng kín Cạo hay wax lông không đúng cách, mặc quần lót quá chật, vệ sinh vùng kín không đúng cách, do yếu tố cơ địa,... là những nguyên nhân gây nên tình trạng viêm nang lông lâu dài gây ra các ổ áp xe, mụn nhọt, sẹo, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và đời sống tình dục. Dấu hiệu viêm nang lông Dấu hiệu để nhận biết viêm nang lông là những vết mủ, sưng, đỏ như mụn nhot trên da. Những nốt mụn này gây cảm giác ngứa, đau, sưng đỏ,..  không nên gãi vào những nốt này tránh làm trầy da, làm lỗ chân lông nở ra vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng da, để lại sẹo. Nguyên nhân gây viêm nang lông Nhiễm khuẩn Staphylococcus aureus là nguyên nhân phổ biến nhất. Ngoài ra, còn có các loại vi khuẩn khác và nấm cũng có thể gây viêm nang lông. Việc cạo hay wax lông không đúng cách làm tổn thương nang lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Mặc quần áo bó sát, chất liệu vải thô, không thấm hút mồ hôi gây ma sát, tăng tiết mồ hôi tạo điều kiện môi trường ẩm cho vi khuẩn phát triển. Vệ sinh cá nhân không sạch hoặc sử dụng sản phẩm vệ sinh không phù hợp với làn da gây kích ứng và viêm nhiễm. Người có bệnh lý về da như vẩy nến, eczema có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nang lông. Cách phòng ngừa viêm nang lông Uống đủ nước và ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho làn da. Hạn chế các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ. Tắm rửa hàng ngày với các sản phẩm dầu gội, sữa tắm dịu nhẹ. Không sử dụng sữa tắm chứa hương liệu, không rõ nguồn gốc. Cạo râu, lông đúng cách theo các bước: Làm mềm lông bằng nước ấm hoặc kem cạo -> chọn dao cạo sắc bén, sạch sẽ -> cạo lông nhẹ nhàng theo chiều lông mọc để giảm thiểu ma sát, tránh gây tổn thương da -> sau khi cạo xong, rửa sạch vùng da vừa cạo bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ. Nặn mụn đúng cách để giảm thiểu, mụn lan rộng, sẹo, nhiễm trùng da. Vi khuẩn có thể xâm nhập và gây viêm nhiễm nặng hơn. Hạn chế sử dụng quần áo bó sát, chất liệu vải thô, không thấm hút mồ hôi. Lau dọn nhà cửa thường xuyên. Cách điều trị viêm nang lông Điều trị bằng thuốc Trên thị trường có nhiều loại thuốc điều trị viêm nang lông. Tuỳ thuộc vào tình trạng và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ chỉ định người bệnh một số loại thuốc kháng viêm dạng kem hoặc uống: Kem, thuốc kháng sinh Kem chống nấm Dầu gội chống nấm Thuốc kháng nấm Kem steroid Corticosteroid Điều trị bằng laser/ liệu pháp ánh sáng Trường hợp tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn sau quá trình dùng thuốc, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng phương pháp laser/ liệu pháp ánh sáng để điều trị viêm nang lông. Tiểu phẫu Khi viễm nhiễm lan sâu vào da, gây ra các ổ mủ lớn bác sĩ có thể chỉ định tiến hành tiểu phẫu để loại bỏ lông.

icon