-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Hầu hết, chúng ta đều biết đến quả nhãn ăn có vị ngọt, thế những rất ít người biết tắm lá nhãn có tác dụng gì?. Mời bạn cùng theo dõi bài viết này để tìm hiểu những tác dụng, cách tắm lá nhãn hiệu quả nhé! Nguồn gốc và các thành phần có trong lá nhãn Tắm lá nhãn có tác dụng gì? Cách tắm nước lá nhãn cho bé Lưu ý khi tắm lá nhãn cho bé Nguồn gốc và các thành phần có trong lá nhãn Cây nhãn là một loại cây ăn quả nhiệt đới thuộc họ Bồ hòn. Nguồn gốc của cây nhãn được cho là từ miền nam Trung Quốc, sau đó được du nhập vào Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác. Cây nhãn được trồng chủ yếu để lấy quả. Quả nhãn mọng nước, có vị ngọt thanh, chứa nhiều vitamin và khoáng chất Đặc điểm: Cây nhãn là loại cây thân gỗ, có thể cao tới 20m. Lá nhãn kép hình lông chim. Hoa nhãn nhỏ màu vàng nhạt, mọc thành chùm ở đầu cành hoặc kẽ lá. Quả nhãn có vỏ màu nâu sẫm, khi chín chuyển sang màu vàng nâu. Cơm (cùi) nhãn trắng ngà, mọng nước, ngọt thanh và có vị hơi chua. Các thành phần có trong lá nhãn như polyphenol, saponin, flavonoid, vitamin C, E,... Giúp chống oxy hoá, kháng khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ da khỏi các gốc tự do, tăng cường sản sinh collagen giúp da sáng mịn, đàn hồi, trẻ trung. Tắm lá nhãn có tác dụng gì? Giải độc, thanh lọc cơ thể: Lá nhãn có tính mát, giúp giải độc, thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố ra khỏi da. Tắm lá nhãn giúp cơ thể sảng khoái, giảm bớt cảm giác nóng trong, mụn nhọt. Kháng khuẩn, chống viêm: Lá nhãn có tính kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả từ thành phần Saponin có trong lá nhãn, giúp sát trùng, ngăn ngừa các bệnh ngoài da như rôm sảy, mẩn ngứa, ghẻ lở. Tắm lá nhãn cũng giúp giảm sưng tấy, mẩn đỏ do côn trùng cắn. Giảm đau nhức cơ bắp: Lá nhãn có tác dụng giảm đau nhức cơ bắp, khớp xương. Tắm lá nhãn còn giúp cơ thể thư giãn, giảm căng thẳng mệt mỏi. Chăm sóc tóc: Lá nhãn giúp kích thích mọc tóc, trị gàu, nấm da đầu. Bên cạnh đó, tắm lá nhãn giúp tóc mềm mại, chắc khỏe và bóng mượt. Làm đẹp da: Lá nhãn giúp se khít lỗ chân lông, làm mờ các vết thâm nám, tàn nhang, làm sáng, mịn da. Cách tắm nước lá nhãn cho bé Cách nấu nước lá nhãn Chuẩn bị 20 - 30g lá nhãn tươi, 2 - 3 lít nước, có thể cho thêm đường hoặc mật ong để tăng thêm hiệu quả khi tắm Rửa sạch lá nhãn với nước muối pha loãng. Cho lá nhãn vào nồi, đổ nước vào và đun sôi. Sau khi đun sôi, hạ lửa nhỏ tiếp tục đun thêm 10 - 15 phút, lúc này các dưỡng chất có trong lá nhãn sẽ được tiết ra hết. Tắt bếp, lọc bã, pha thêm nước lạnh sao cho nhiệt độ vừa đủ ấm để tắm cho trẻ. Cách tắm cho bé Nên đặt chân bé vào trước sau đó đặt bé từ từ vào chậu nước giúp cơ thể của bé thích nghi với nhiệt độ. Tắm cho trẻ cần nhanh chóng trong khoảng từ 5-7 phút, vì cơ thể của bé dễ bị cảm lạnh. Những chỗ mọc rôm sảy nhiều mẹ có thể dùng khăn sữa, khăn mềm để kì cọ thật nhẹ nhàng cho bé. Sau khi tắm, lau khô da và sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm để da không bị khô, nhanh chóng mặc quần áo giữ ấm cho cơ thể của bé. Lưu ý khi tắm lá nhãn cho bé Tắm lá luôn là phương pháp an toàn lành tính nhưng mẹ vẫn cần lưu ý một số điểm sau để tắm lá nhãn đem lại hiệu quả tốt nhất: Hái hoặc chọn mua lá nhãn được trông ờ vùng đất sạch, không sử dụng hoá chất, thuốc trừ sâu để tắm cho bé. Nước tắm không nên quá đặc hay quá loãng, điều này sẽ không lại hiệu quả tốt nhất. Da của từng người có phản ứng khác nhau, thế nên trước khi tắm cho bé mẹ cần thử nước lá nhãn trên là da nhỏ như tay, chân của trẻ. Nếu không có dị ứng mẹ có thể tắm toàn thân cho bé. Phụ nữ mang thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Nếu có bất kỳ phản ứng xấu nào đến cơ thể hãy đến gặp bác sĩ gần nhất để trị liệu. Trên đây là những kiến thức được Mộc Hương thu thập từ nhiều tài liệu khác nhau, cảm ơn bạn đã lắng nghe! Nếu bạn không có điều kiện chuẩn bị lá tắm tươi bạn có thể tham khảo Sữa tắm thảo mộc được tạo nên từ các loại thảo mộc bản địa Việt Nam của Mộc Hương. Trong đó 2 loại sữa tắm gội dành riêng cho trẻ nhỏ đó là sữa tắm & gội trẻ em dành cho trẻ từ 1-10 tuổi và Sữa tắm & gội dịu nhẹ dành riêng cho trẻ bị viêm da cơ địa, da nhạy cảm. Bên cạnh làm sạch dịu nhẹ, dưỡng da trẻ mềm mại, đặc biệt sữa tắm & gội của Mộc Hương còn hỗ trợ ngăn ngừa và cải thiện tình trạng rôm sảy, mẩn ngứa, viêm da ở trẻ nhỏ,... rất hiệu quả. Bạn có thể tham khảo thêm kiến thức thú vị: Tắm lá gì để hết ngứa? 4 loại lá bạn không nên bỏ qua Tắm lá cúc tần có tác dụng gì? cách tắm lá cúc tần cho bé
Nếu bạn thắc mắc "Tắm lá gì để hết ngứa" hãy bỏ túi ngay "các loại lá tắm trị mẩn ngứa" dưới đây để loại bỏ tình trạng ngứa ngáy, khó chịu do bị mẩn ngứa này nhé Tắm lá có an toàn không? Tại sao nên tắm lá khi bị ngứa? 4 loại lá trị ngứa hiệu quả Lưu ý khi tắm lá thiên nhiên Tắm lá có an toàn không? Tắm lá là một phương pháp dân gian được sử dụng từ lâu đời để chăm sóc da và sức khoẻ. Tắm lá đem lại rất nhiều lợi ích như hỗ trợ điều trị mẩn ngứa, rôm sảy, mẩn đỏ, viêm da cơ địa,... và cũng là phương pháp an toàn để chăm sóc da giúp da căng mịn, đàn hồi, cấp ẩm,... Tại sao nên tắm lá khi bị ngứa? Như đã nói ở trên, tắm lá hỗ trợ điều trị mẩn ngứa rất tốt. Hầu hết, các loại lá đều chứa những hợp chất như flavoniod,saponin, tanin,... và các vitamin. Dưới đây là một số lợi ích mà tắm lá đem lại (Lưu ý: mỗi loại lá sẽ có tác dụng khác nhau, cần tìm hiểu loại lá trước khi sử dụng để mang lại hiệu quả tốt nhất) Kháng khuẩn: Nhiều loại lá có chứa tinh dầu kháng viêm, giảm ngứa, sát trùng và tiêu diệt vi khuẩn, nấm gây ngứa. Làm mát da: Tắm nước lá mang tính mát có thể giúp làm mát da, giảm cảm giác nóng rát do ngứa ngáy. Dưỡng ẩm: Một số loại lá có tác dụng dưỡng ẩm da, giúp da mềm mại và mịn màn hơn. Giảm stress, căng thẳng: Hương thơm của lá cây giúp thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng từ đó giúp bạn cảm thấy dễ chịu, thư thái hơn. 4 loại lá trị ngứa hiệu quả Tắm lá đinh lăng Bị ngứa toàn thân tắm lá gì? Nhắc đến loại lá để trị ngứa không thể không nhắc tới tắm lá đinh lăng bởi tác dụng mà loại lá này đem lại. Lá đinh lăng có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn, nấm gây bệnh da liễu, ngăn ngừa sự phát triển của chúng và hỗ trợ quá trình hồi phục da. Nhờ vào các dưỡng chất Saponin, Flavonoid, Polyphenol,.. và các Vitamin C, B1. Bên cạnh đó, lá đinh lăng có tính mát, giúp làm dịu da, mẩn ngứa do các bệnh mụn trứng cá, mẩn ngứa, ghẻ, nấm da, Cách nấu nước lá đinh lăng Rửa sạch 20 - 30 g lá đối với người lớn, 10 - 15g lá đối với bé sơ sinh. Cho lá đinh lăng đã rửa sạch vào nồi nước, thêm khoảng 2 - 3 lít nước. Đun sôi nước trong 10 - 15 phút. Tắt bếp, pha thêm nước lạnh để có nhiệt độ nước phù hợp. Tắm lá khế Tắm nước lá khế có thể được sử dụng Giảm ngứa, giảm viêm, kháng dị ứng: Tắm lá khế có tác dụng làm dịu da, khó chịu do các bệnh da liễu như mẩn ngứa, rôm sảy, mề đay. Các hoạt chất có trong lá khế, như flavonoid, tanin, saponin, có tác dụng giảm viêm, kháng dị ứng, kích ứng trên da giúp ngăn chặn sự sản sinh histamine, một chất trung gian hóa học gây ra các triệu chứng của mề đay. Cách nấu nước lá khế Nên vò nhẹ lá khế rồi cho vào nồi nước khoảng 2-3 lít nước tùy thuộc vào số lượng lá đã chuẩn bị. Đun nước cho đến khi nước sôi, tiếp tục đun với lửa nhỏ thêm khoảng 5-10 phút để tinh dầu lá khế được tiết ra nhiều nhất. Sau khi đun xong cần để nước nguội bớt, rồi vớt lá khế và cặn. Chú ý nếu nước quá nóng thì nên pha thêm nước loãng sao cho nhiệt độ của nước là 37-38 độ C. Tắm lá kinh giới Các hợp chất trong lá kinh giới có thể giảm ngứa bằng cách tác động đến các thụ thể cảm nhận ngứa trên da. Carvacrol và thymol có thể gắn vào các thụ thể cảm nhận ngứa và ngăn chặn chúng gửi tín hiệu đến não. Flavonoid có thể giúp giảm viêm và kích ứng da, từ đó làm giảm cảm giác ngứa. Cách đun nước kinh giới Rửa sạch lá kinh giới với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn. Vò nhẹ lá kinh giới giúp dưỡng chất có trong lá kinh giới được tiết ra nhiều hơn. Đun sôi lá kinh giới trong khoảng 15 phút. Vớt bỏ lá kinh giới. Pha loãng nước lá kinh giới với nước ấm để được nước tắm có nhiệt độ nước phù hợp Tắm lá cúc tần Các thành phần có trong lá cúc tần có thể kể đến như: eugenol, alpha-pinene, beta-pinene, flavonoid, tanin vitamin và các khoáng chất có tác dụng: Tanin có trong lá cúc tần giúp kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau, sát trùng. Flavonoid là nhóm chống oxy hóa mạnh, tăng cường hệ miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của gốc tự do. Làm se da, giảm ngứa, trị rôm sảy, mụn nhọt, mẩn ngứa,... cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Cách đun nước lá cúc tần tắm cho trẻ Chuẩn bị khoảng 20 - 30g lá cúc tần màu xanh tươi không quá non hay không quá già. Rửa lá cúc tần sạch, tiếp sau đó ngâm lá cúc tần trong muối loãng tầm 15 phút. Đun sôi lá cúc tần đã rửa sạch vào nồi. Đun nước sôi khoảng 15 phút, lúc này tinh chất có trong lá cúc tần được tiết ra hết. Bây giờ mẹ tắt bếp, loại bỏ phần bã, pha thêm nước để có nhiệt độ nước phù hợp tắm cho trẻ. Lưu ý khi tắm lá thiên nhiên Mỗi loại lá cây đều có tác dụng khác nhau. Do vậy, bạn cần lựa chọn loại lá phù hợp với nhu cầu và tình trạng da của mình trước khi tắm. Nên chọn mua lá ở những cửa hàng uy tín, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, không sử dụng các loại lá có dấu hiệu dập nát, úa hoặc bị nấm mốc. Rửa sạch lá trước khi sử dụng giúp loại bỏ bụi bẩn, có thể thêm 1 - 2 thìa muối tăng thêm khả năng kháng và sát khuẩn. Da của mỗi người là khác nhau, một số người có thể bị dị ứng với lá. Trước khi tắm toàn thân, nên thử trước trên vùng da nhỏ như bàn tay hoặc bàn chân. Nếu thấy bất cứ phản ứng xấu nào trên da hãy ngưng tắm ngay lập tức Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào bất thường sau khi tắm lá, hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ. Nếu bạn không có điều kiện chuẩn bị lá tắm tươi bạn có thể tham khảo Sữa tắm thảo mộc được tạo nên từ các loại thảo mộc bản địa Việt Nam của Mộc Hương. Trong đó 2 loại sữa tắm gội dành riêng cho trẻ nhỏ đó là sữa tắm & gội trẻ em dành cho trẻ từ 1-10 tuổi và Sữa tắm & gội dịu nhẹ dành riêng cho trẻ bị viêm da cơ địa, da nhạy cảm. Bên cạnh làm sạch dịu nhẹ, dưỡng da trẻ mềm mại, đặc biệt sữa tắm & gội của Mộc Hương còn hỗ trợ ngăn ngừa và cải thiện tình trạng rôm sảy, mẩn ngứa, viêm da ở trẻ nhỏ,... rất hiệu quả.
Ở vùng nông thôn cúc tần là loại lá rất phổ biến. Chính vì vậy, từ xa xưa ông cha ta đã dùng lá cúc tần đễ chữa các loại bệnh. Trong bài viết này, mời mẹ cùng Mộc Hương tìm hiểu Tắm lá cúc tần có tác dụng gì, lá cúc tần trị bệnh gì, cách tắm lá cúc tần cho bé để hạ sốt Nguồn gốc và các thành phần có trong lá cúc tần Tắm lá cúc tần có tác dụng gì? Cách tắm lá cúc tần cho bé để hạ sốt Những lưu ý khi tắm lá cúc tần Nguồn gốc và các thành phần có trong lá cúc tần Cây cúc tần có tên khoa học là PLuchea indica, thuộc họ Cúc. Cây có nguồn gốc từ Malaysia và Ấn độ, sau này được du nhập vào Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Cúc tần được trồng phổ biến ở các vùng đất ven sông, ven biển, đồng bằng,... Các thành phần có trong lá cúc tần có thể kể đến như: eugenol, alpha-pinene, beta-pinene, flavonoid, tanin vitamin và các khoáng chất có tác dụng: Tanin có trong lá cúc tần giúp kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau, sát trùng. Flavonoid là nhóm chống oxy hóa mạnh, tăng cường hệ miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của gốc tự do. Làm se da, giảm ngứa, trị rôm sảy, mụn nhọt, mẩn ngứa,... cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Tắm lá cúc tần có tác dụng gì? Tắm lá cúc tần là một phương pháp dân gian đơn giản mà mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Dưới đây, là 1 một số tác dụng chính khi tắm lá cúc tần: 1. Giải cảm, hạ sốt: Lá cúc tần có tính mát, giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, từ đó hỗ trợ điều trị cảm cúm, hạ sốt hiệu quả. 2. Giảm đau nhức cơ khớp: Các hoạt chất trong lá cúc tần có tác dụng kháng viêm, giảm đau, giúp cải thiện tình trạng đau nhức cơ khớp, mỏi mệt. 3. Làm đẹp da: Tắm lá cúc tần giúp làm sạch da, loại bỏ bụi bẩn, tế bào chết, đồng thời kích thích sản sinh collagen, giúp da sáng mịn, săn chắc. 4. Khử mùi hôi cơ thể: Lá cúc tần có khả năng kháng khuẩn, khử mùi hôi hiệu quả, mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu. 5. Giúp thư giãn, an thần: Mùi hương dịu nhẹ của lá cúc tần giúp thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng, lo âu, mang lại giấc ngủ ngon hơn. 6. Hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da: Tắm lá cúc tần có thể giúp giảm ngứa, trị rôm sảy, mụn nhọt, mẩn ngứa, v.v. Cách tắm lá cúc tần cho bé để hạ sốt Cách nấu nước lá cúc tần cho bé Chuẩn bị khoảng 20 - 30g lá cúc tần màu xanh tươi không quá non hay không quá già. Rửa lá cúc tần sạch, tiếp sau đó ngâm lá cúc tần trong muối loãng tầm 15 phút. Đun sôi lá cúc tần đã rửa sạch vào nồi. Đun nước sôi khoảng 15 phút, lúc này tinh chất có trong lá cúc tần được tiết ra hết. Bây giờ mẹ tắt bếp, loại bỏ phần bã, pha thêm nước để có nhiệt độ nước phù hợp tắm cho trẻ. Cách tắm lá cúc tần cho trẻ sơ sinh Nên đặt chân bé vào trước sau đó đặt bé từ từ vào chậu nước giúp cơ thể của bé thích nghi với nhiệt độ. Tắm cho trẻ cần nhanh chóng trong khoảng từ 5-7 phút, vì cơ thể của bé dễ bị cảm lạnh. Những chỗ mọc rôm sảy nhiều mẹ có thể dùng khăn sữa, khăn mềm để kì cọ thật nhẹ nhàng cho bé. Sau khi tắm, lau khô da và sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm để da không bị khô, nhanh chóng mặc quần áo giữ ấm cho cơ thể của bé. Những lưu ý khi tắm lá cúc tần Tắm lá luôn là phương pháp an toàn lành tính nhưng mẹ vẫn cần lưu ý một số điểm sau để tắm lá cúc tần đem lại hiệu quả tốt nhất: Hái hoặc chọn mua lá cúc tần được trông ờ vùng đất sạch, không sử dụng hoá chất, thuốc trừ sâu để tắm cho bé. Nước tắm không nên quá đặc hay quá loãng, điều này sẽ không lại hiệu quả tốt nhất. Da của từng người có phản ứng khác nhau, thế nên trước khi tắm cho bé mẹ cần thử nước lá cúc tần trên là da nhỏ như tay, chân của trẻ. Nếu không có dị ứng mẹ có thể tắm toàn thân cho bé. Phụ nữ mang thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Nếu có bất kỳ phản ứng xấu nào đến cơ thể hãy đến gặp bác sĩ gần nhất để trị liệu. Trên đây là những kiến thức được Mộc Hương thu thập từ nhiều tài liệu khác nhau, cảm ơn bạn đã lắng nghe! Nếu bạn không có điều kiện chuẩn bị lá tắm tươi bạn có thể tham khảo Sữa tắm thảo mộc được tạo nên từ các loại thảo mộc bản địa Việt Nam của Mộc Hương. Trong đó 2 loại sữa tắm gội dành riêng cho trẻ nhỏ đó là sữa tắm & gội trẻ em dành cho trẻ từ 1-10 tuổi và Sữa tắm & gội dịu nhẹ dành riêng cho trẻ bị viêm da cơ địa, da nhạy cảm. Bên cạnh làm sạch dịu nhẹ, dưỡng da trẻ mềm mại, đặc biệt sữa tắm & gội của Mộc Hương còn hỗ trợ ngăn ngừa và cải thiện tình trạng rôm sảy, mẩn ngứa, viêm da ở trẻ nhỏ,... rất hiệu quả. Bạn có thể tham khảo thêm kiến thức thú vị về các loại lá tắm: Tắm lá đinh lăng có tác dụng gì? có thực sự tốt như mọi người nghĩ? Tắm nắng cho trẻ sơ sinh có tốt không? trong bao lâu là tốt nhất cho trẻ?
Nên tắm nắng cho trẻ nhỏ mấy giờ? tắm nắng buổi sáng hay buổi chiều tốt hơn? Cách tắm nắng đúng cách cho trẻ sơ sinh là như thế nào? Đây chắc hẳn là những câu hỏi của những người lần đầu làm bố làm mẹ. Trong bài viết lần này, hãy cùng Mộc Hương giải đáp hết những thắc mắc này nhé! Tắm nắng cho trẻ sơ sinh có tốt không? Tắm nắng cho trẻ sơ sinh mấy giờ là tốt nhất Thời gian nào không nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh Tắm nắng cho trẻ đúng cách Tắm nắng cho trẻ sơ sinh có tốt không? Ánh nắng mặt trời chính là nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên dồi dào cho cơ thể của trẻ. Vitamin D đóng vai trò rất quan trọng giúp cơ thể hấp thụ canxi và phốt pho, hai khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển của răng và xương. Ngoài ra, vitamin D cũng có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ chống lại bệnh tật tốt hơn. Serotonin một loại hormone giúp cải thiện tâm trạng và tạo cảm giác vui vẻ và hạnh phúc. Ánh nắng mặt trời có thể kích thích sản xuất hormone này. Giúp trẻ ngủ ngon hơn, ánh nắng giúp điều chỉnh nhịp sinh học của cơ thể, giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn vào ban đêm. Cải thiện sớm chứng vàng da sau sinh của trẻ. Tắm nắng cho trẻ sơ sinh mấy giờ là tốt nhất Tắm nắng cho trẻ sơ sinh vào buổi sáng Không khí buổi sáng rất trong lành, ánh nắng lúc này không đủ mạnh để khiến da của trẻ bị tổn thương cho làn da mỏng manh của bé. Do đó, rất nhiều bác sĩ khuyến khích thực hiện cho trẻ sơ sinh phơi năng ngoài trời từ 20-30 phút mỗi buổi sáng mỗi ngày. Với những trẻ lần đầu được tắm nắng thì chỉ nên kéo dài thời gian tắm trong khoảng 10 phút và tăng dần thời gian tắm nắng của trẻ. Mùa hè: Nắng thường lên sớm và gay gắt hơn, bố mẹ nên tranh thủ cho bé tắm nắng từ 6 - 8h sáng. Sau khi tắm nắng xong chúng ta không nên bế trẻ ra ngoài nữa. Mùa thu: Vào mùa thu trời se lạnh nên có thể tắm nắng muộn hơn thời gian trên, nhưng bố mẹ cần lưu ý rằng không nên tắm nắng trễ hơn 9h sáng. Mùa đông: Thời gian này, khí hậu lạnh mặt trời lên khá muộn và ánh nắng yếu. Bố mẹ nên đợi đến khi thời tiết ấm hơn để tắm nắng cho bé Tắm nắng cho trẻ sơ sinh vào buổi chiều Nếu như buổi sáng bố mẹ đi làm sớm hay bận một công việc, lí do nào đó mà không thể tắm nắng cho trẻ vào buổi sáng thì buổi chiều hoàn toàn có thể thực hiện được. Tuy nhiên, tắm nắng buổi chiều mẹ cần lưu ý những điều sau: Nên tắm nắng cho trẻ sau 4 giờ chiều, ánh nắng mặt trời đã dịu nhẹ hơn rất nhiều. Do vậy, tắm nắng vào buổi chiều sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ da bị bỏng rát cho trẻ. Buổi chiều thường là thời gian rảnh rỗi của nhiều gia đình, tắm nắng cho trẻ sơ sinh buổi chiều sẽ thuận tiện hơn. Lượng vitamin D trong ánh nắng mặt trời vào buổi chiều thường thấp hơn so với buổi sáng. Buổi chiều tối, trời thường se lạnh hơn so với ban ngày, điều này sẽ khiến trẻ có thể bị cảm lạnh. Thời gian nào không nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh Bố mẹ nên chú ý về một số thời gian không nên tắm cho trẻ để tránh gây tổn thương đến làn da mỏng manh của bé và tránh nguy cơ mắc bệnh về da: Từ sau 9h sáng đến 4h chiều khi ánh nắng mặt trời còn chiếu mạnh, không nên cho bé tiếp xúc với ánh nắng, đặc biệt tránh tắm nắng. Đây là khoảng thời gian tia cực tím xuất hiện nhiều nhất. Thời tiết quá nóng bức hoặc quá lạnh cũng chính là những thời điểm cần tránh cho trẻ tắm nắng để phòng tránh nguy cơ bệnh tật Khi thời tiết giao mùa và thay đổi thất thường, trẻ sơ sinh rất nhạy cảm vì vậy mẹ nên tránh cho trẻ tắm nắng vào thời gian này. Tắm nắng cho trẻ đúng cách Trẻ sau sinh từ 1 - 2 tuần có thể bắt đầu tắm nắng mỗi ngày. Với trẻ trong những lần đầu được tắm nắng thì nên cho trẻ tắm nắng khoảng 10 phút, sau đó tăng dần lên. Mẹ nên chú ý rắng cả trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh đều không nên tắm quá 20 phút 1 lần. Không gian tắm nắng cho trẻ cần yên tĩnh, thoáng mát, sạch sẽ, trong lạnh tránh bụi bẩn và gió lùa. Không để ánh nắng chiếu thẳng vào mặt bé, làm như vậy sẽ có nguy cơ ảnh đến não của trẻ. Tia nắng mặt trời cần được chiếu trực tiếp lên da của bé thì mới phát huy tác dụng, do vậy khi tắm nắng cho trẻ mẹ không nên phơi nắng qua cửa kính. Khi bé bị ốm hay trời quá nóng, quá lạnh nên ngừng tắm nắng cho bé. Sau khi tắm nắng, mẹ cần lau mồ hôi, bổ sung nước cho trẻ. Nếu trẻ quấy khóc, mệt mỏi, sốt, nổi mẩn, da ửng đỏ,... là những dấu hiệu say nắng, cần đưa trẻ vào chỗ râm mát, cho trẻ uống nước và hạ sốt cho trẻ. Bài viết liên quan: Tắm trong bao lâu thì tốt nhất cho sức khoẻ Tắm lá đinh lăng có tác dụng gì? có thực sự tốt như mọi người nghĩ Sữa tắm thảo mộc là gì?
Nhiều người cho rằng tắm lá đinh lăng đem lại rất nhiều lợi ích có rất nhiều công dụng. Điều này có thực sự đúng? tắm lá đinh lăng có tác dụng gì? Cách tắm lá đinh lăng cho người lớn và bé sơ sinh? Cần lưu ý những gì khi tắm cây lá đinh lăng. Trong bài viết này, hãy cùng với Mộc Hương giải đáp những thắc mắc này nhé! Nguồn gốc lá đinh lăng Tắm lá đinh lăng có tác dụng gì Cách tắm lá đinh lăng cho người lớn và bé sơ sinh Những lưu ý khi tắm lá đinh lăng Nguồn gốc lá đinh lăng Là loại cây thân gỗ, sống chủ yếu ở nơi có khí hậu nhiệt đới. Theo y học cổ truyền, đinh lăng có vị đắng, tính mát, có thể dùng để giải độc, dị ứng, hỗ trợ điều trị 1 số bệnh ngoài da,... Trong lá đinh lăng có rất nhiều thành phần Vitamin B1,C, Saponin, Glycosid, Alcaoid, Polyphenol, Tanin và nhiều loại acid amin khác. Tắm lá đinh lăng có tác dụng gì? Tăng cường đề kháng Như đã nói ở trên, trong lá đinh lăng có nhiều vitamin và các dưỡng chất, những dưỡng chất này có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn. Giảm căng thẳng, thư giãn Lá đinh lăng có mùi hương dịu nhẹ, thoang thoảng giúp thư giãn tinh thần, giảm mệt mỏi, căng thẳng đem lại cảm giác thoải mái và dễ chịu. Chữa một số bệnh ngoài da Lá đinh lăng có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn, nấm gây bệnh da liễu, ngăn ngừa sự phát triển của chúng và hỗ trợ quá trình hồi phục da. Nhờ vào các dưỡng chất Saponin, Flavonoid, Polyphenol,.. và các Vitamin C, B1. Bên cạnh đó, lá đinh lăng có tính mát, giúp làm dịu da, mẩn ngứa do các bệnh mụn trứng cá, mẩn ngứa, ghẻ, nấm da, Làm đẹp da Một trong những dưỡng chất giúp da đàn hồi, săn chắc và giảm nếp nhăn mà Mộc Hương đã nhắc đến ở trên đó chính là Saponin. Hơn hết, Saponin có đặc tính chống oxy hoá mạnh, giúp bảo vệ tác hại của gốc tự do, nguyên nhân chính gây ra lão hoá. Dưới đây là 2 cách sử dụng lá đinh lăng để trẻ đẹp da: Dùng lá đinh lăng tươi để đun nước uống: Lấy khoảng 10-15g lá đinh lăng tươi, rửa sạch, đun sôi với 1-2 lít nước trong 10-15 phút. Dùng nước này để uống hàng ngày. Dùng lá đinh lăng để ủ mặt: Lấy một ít lá đinh lăng tươi, giã nát, trộn với một ít nước hoặc sữa chua để tạo thành hỗn hợp sệt. Thoa hỗn hợp này lên mặt, ủ trong 15-20 phút sau đó rửa sạch mặt lại với nước ấm. Mái tóc chắc khoẻ Lá đinh lăng có tác dụng làm sạch da đầu, loại bỏ bụi bẩn, dầu nhờn và tế bào chết trên da đầu, từ đó giúp ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng gàu. Khả năng kháng khuẩn, kháng nấm của lá đinh lăng cũng góp phần tiêu diệt các vi nấm gây gàu, giúp da đầu khỏe mạnh hơn. Cách tắm lá đinh lăng cho người lớn và bé sơ sinh Cách nấu nước lá đinh lăng Rửa sạch 20 - 30 g lá đối với người lớn, 10 - 15g lá đối với bé sơ sinh. Cho lá đinh lăng đã rửa sạch vào nồi nước, thêm khoảng 2 - 3 lít nước. Đun sôi nước trong 10 - 15 phút. Tắt bếp, pha thêm nước lạnh để có nhiệt độ nước phù hợp. Cách tắm Đối với người lớn Dội nước từ chân lên tới đầu giúp cơ thể quen với nhiệt độ nước. Khi gội đầu bạn cần sử dụng nước lá đinh lăng đã nguội massage nhẹ nhàng khoảng 2 - 3 phút. Lau khô người, tránh đến những môi trường sự chênh lớn về nhiệt độ như phòng điều hoà, ngoài trời nắng,... Đối với trẻ sơ sinh Nên đặt chân bé vào trước sau đó đặt bé từ từ vào chậu nước giúp cơ thể của bé thích nghi với nhiệt độ. Tắm cho trẻ cần nhanh chóng trong khoảng từ 5-7 phút, vì cơ thể của bé dễ bị cảm lạnh. Những chỗ mọc rôm sảy nhiều mẹ có thể dùng khăn sữa, khăn mềm để kì cọ thật nhẹ nhàng cho bé. Sau khi tắm, lau khô da và sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm để da không bị khô, nhanh chóng mặc quần áo giữ ấm cho cơ thể của bé. Những lưu ý khi tắm lá đinh lăng Chọn lá có nguồn gốc rõ ràng, không phun thuốc trừ sâu, các chất hóa học hay thuốc bảo vệ thực vật. Nước tắm không nên quá loãng hay quá đặc, sẽ không mang đến hiệu quả tốt. Rửa sạch lá đinh lăng trước khi nấu nước, có thể cho thêm 1 - 2 thìa muối. Nên thử nước lá đinh lăng lên vùng da nhỏ như bàn tay, bàn chân trước khi tắm đảm bảo da không bị dị ứng Nếu có bất kỳ ảnh hưởng xấu nào đến cơ thể, hãy gặp bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất Phụ nữ mang thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng lá đinh lăng. Trên đây là những kiến thức được Mộc Hương thu thập từ nhiều tài liệu khác nhau, cảm ơn bạn đã lắng nghe! Nếu bạn không có điều kiện chuẩn bị lá tắm tươi bạn có thể tham khảo Sữa tắm thảo mộc được tạo nên từ các loại thảo mộc bản địa Việt Nam của Mộc Hương. Trong đó 2 loại sữa tắm gội dành riêng cho trẻ nhỏ đó là sữa tắm & gội trẻ em dành cho trẻ từ 1-10 tuổi và Sữa tắm & gội dịu nhẹ dành riêng cho trẻ bị viêm da cơ địa, da nhạy cảm. Bên cạnh làm sạch dịu nhẹ, dưỡng da trẻ mềm mại, đặc biệt sữa tắm & gội của Mộc Hương còn hỗ trợ ngăn ngừa và cải thiện tình trạng rôm sảy, mẩn ngứa, viêm da ở trẻ nhỏ,... rất hiệu quả. Bạn có thể tham khảo thêm kiến thức thú vị về các loại lá tắm cho trẻ sơ sinh Tắm lá thiên nhiên là gì? Các loại lá tắm tốt cho cơ thể Tắm trong bao lâu thì tốt nhất cho sức khoẻ?
Tắm mỗi ngày là một thói quen tốt bạn nên duy trì, để giữ cho cơ thể sạch sẽ, giúp đẹp da và tốt cho sức khoẻ. Thực sự không có thời gian tắm cụ thể với mỗi người, tắm trong bao lâu còn tuỳ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của mỗi người ví dụ như người cao tuổi và người trẻ sẽ có thời gian tắm khác nhau. Trong bài viết dưới đây Mộc Hương sẽ cùng các bạn giải đáp tắm lâu có sao không, tắm lâu có tác hại gì, tắm trong bao lâu thì tốt cho sức khoẻ? Mục lục Thời gian tắm lý tưởng cho mỗi người là bao lâu? Tại sao chúng ta cần tắm trong khoảng thời gian 15 phút? Cơ thể bạn sẽ ra sao khi không được tắm đủ Những lưu ý khi tắm tránh gây những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ Thời gian tắm lý tưởng cho mỗi người là bao lâu? Thời gian tối đa cho mỗi người để tắm nên ở khoảng từ 5 - 15 phút và tối đa chỉ nên tắm mỗi ngày một lần. Tại sao cần tắm tối đa 15 phút?, theo tiến sĩ Anna H.Chacon, Bác sĩ da liễu Mỹ, giải thích nếu tắm lâu hơn 15 phút có thể ảnh hưởng xấu đến da, khiến da mất nước, làm mất đi lớp dầu tự nhiên có trên da. Bên cạnh đó, tóc, móng tay... cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Tắm trong 10 phút là quá đủ để làm sạch cơ thể và loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi và vi khuẩn. Với việc tắm lâu hơn có thể gây ra những tác hại được chia sẻ ở dưới đây Tại sao chúng ta cần tắm trong khoảng thời gian 15 phút? Gây khô da và ngứa Da của chúng ta có một lớp dầu tự nhiên (được gọi là lớp màng hydrolipid) có chức năng giữ ẩm, bảo vệ da khỏi các tác nhân bên ngoài và còn giúp da duy độ pH cân bằng. Lớp màng được tạo ra từ cholestorol và các chất béo do tuyến bã nhờn tiết ra. Khi bạn tắm quá lâu, đặc biệt với nước nóng và xà phòng mạnh, lớp dầu tự nhiên có thể bị loại bỏ hoàn toàn, khiến da bị mất đi độ ẩm, trở nên khô và ngứa. Bạn nên tắm nước ấm thay vì dùng nước quá nóng và sử dụng những sản phẩm dịu nhẹ đến từ thiên nhiên như Sữa tắm thảo mộc Làm suy giảm hệ miễn dịch Da có hệ miễn dịch riêng giúp bảo vệ da khỏi nấm và vi khuẩn. Tắm quá lâu sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch của da, khiến da bị vi khuẩn và nấm tấn công, dẫn đến các bệnh khác về da như chàm, viêm da, vẩy nến... Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch Tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh là nguyên nhân gây ra sốc nhiệt, dẫn đến thay đổi và tăng nhịp tim. Những thay đổi này tiềm ẩn những nguy hiểm đối với người đã có bệnh tim mạch hoặc rối loạn nhịp tim. Ngoài ra, việc này có thể khiến các mạch máu ở giãn nở, giảm lưu lượng máu lưu thông đến cơ quan quan khác, bao gồm tim. Giảm lưu lượng máu đến tim có thể khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu, dẫn đến dau ngực và khó thở. Gây lãng phí nước Khi bạn tắm nhiều hơn mức cần thiết để làm sạch cơ thể sẽ làm phí nước, trung bình 1 người tắm sẽ dùng khoảng 50 - 70 lít nước mỗi lần tắm, lượng nước tốn nhiều hơn khi bạn tắm quá lâu, nhiều lần trong một ngày. Cơ thể bạn sẽ ra sao khi không được tắm đủ Vệ sinh kém Da là cơ quan lớn nhất của cơ thể, giữ vai trò quan trọng trong việc bài tiết mồ hồi và chất bẩn. Không tắm rửa đủ mồ hôi, vi khuẩn, bụi bẩn và tế bào da chết sẽ tích tụ trên da, gây ra mùi hôi khó chịu. Ảnh hưởng đến sức khoẻ Nhiễm trùng da: Vi khuẩn và nấm có thể xâm nhập vào da qua các vết xước hoặc vết thương hở, dẫn đến nhiễm trùng da. Nhiễm trùng đường hô hấp: Vi khuẩn từ da có thể xâm nhập vào đường hô hấp, dẫn đến các bệnh như viêm họng, viêm phổi. Bệnh về mắt: Vi khuẩn từ da có thể xâm nhập vào mắt, dẫn đến các bệnh như viêm kết mạc, đau mắt đỏ. Ảnh hưởng đến tâm lý Việc tắm rửa quá nhanh hay tắm không đủ theo các chuyên gia khuyến cáo là từ 2-3 lần 1 tuần, có thể khiến bạn cảm thấy mất tự tin và giao tiếp với người đối diện. Mùi hôi cơ thể khiến bạn cảm thấy xấu hổ và lo lắng về hình ảnh của bản thân. Cùng với đó là sự xa lánh bởi người khác do mùi hôi cơ thể sẽ ảnh hưởng tới tâm lý của bạn. Những lưu ý khi tắm tránh gây những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ Lắng nghe cơ thể của bạn và điều chỉnh thời gian tắm phù hợp với nhu cầu của bạn. Tắm nước ấm thay vì nước nóng, nước nóng gây khô da làm mất đi lớp dầu tự nhiện có trên da. Sử dụng sữa tắm dịu nhẹ có khả năng cấp ẩm, kháng khuẩn, đem lại mùi hương dễ chịu như Sữa Tắm Hương Nhu, Sữa Tắm Cam Gừng.... Dưỡng ẩm da sau khi tắm giúp bổ sung lượng nước và độ ẩm cần thiết cho da, khiến da mềm mại và mịn màng hơn Uống nước trước khi tắm khoảng 30 phút giúp điều hoà huyết áp Nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào về tần suất, thời gian tắm của mình, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Hy vọng rằng với những kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu được rằng tuỳ thuộc vào thể chất sức khoẻ lắng nghe cơ thể của bạn và điều chỉnh thời gian tắm phù hợp với nhu cầu. Bài viết liên quan: Tắm xong bị cảm lạnh, nguyên nhân do đâu? Bị cảm lạnh có nên tắm Sữa tắm thảo mộc là gì?