Hotline: 086 53 54 860
Giỏ hàng
Tắm nắng cho trẻ sơ sinh có tốt không? trong bao lâu là tốt nhất cho trẻ?
10/06/2024

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh có tốt không? trong bao lâu là tốt nhất cho trẻ?

Nên tắm nắng cho trẻ nhỏ mấy giờ? tắm nắng buổi sáng hay buổi chiều tốt hơn? Cách tắm nắng đúng cách cho trẻ sơ sinh là như thế nào? Đây chắc hẳn là những câu hỏi của những người lần đầu làm bố làm mẹ. Trong bài viết lần này, hãy cùng Mộc Hương giải đáp hết những thắc mắc này nhé!

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh có tốt không?

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh mấy giờ là tốt nhất

Thời gian nào không nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh

Tắm nắng cho trẻ đúng cách

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh có tốt không?

  • Ánh nắng mặt trời chính là nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên dồi dào cho cơ thể của trẻ. Vitamin D đóng vai trò rất quan trọng giúp cơ thể hấp thụ canxi và phốt pho, hai khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển của răng và xương. Ngoài ra, vitamin D cũng có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ chống lại bệnh tật tốt hơn.
  • Serotonin một loại hormone giúp cải thiện tâm trạng và tạo cảm giác vui vẻ và hạnh phúc. Ánh nắng mặt trời có thể kích thích sản xuất hormone này.
  • Giúp trẻ ngủ ngon hơn, ánh nắng giúp điều chỉnh nhịp sinh học của cơ thể, giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn vào ban đêm.
  • Cải thiện sớm chứng vàng da sau sinh của trẻ.

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh mấy giờ là tốt nhất

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh vào buổi sáng

Không khí buổi sáng rất trong lành, ánh nắng lúc này không đủ mạnh để khiến da của trẻ bị tổn thương cho làn da mỏng manh của bé. Do đó, rất nhiều bác sĩ khuyến khích thực hiện cho trẻ sơ sinh phơi năng ngoài trời từ 20-30 phút mỗi buổi sáng mỗi ngày. Với những trẻ lần đầu được tắm nắng thì chỉ nên kéo dài thời gian tắm trong khoảng 10 phút và tăng dần thời gian tắm nắng của trẻ.

Mùa hè: Nắng thường lên sớm và gay gắt hơn, bố mẹ nên tranh thủ cho bé tắm nắng từ 6 - 8h sáng. Sau khi tắm nắng xong chúng ta không nên bế trẻ ra ngoài nữa.

Mùa thu: Vào mùa thu trời se lạnh nên có thể tắm nắng muộn hơn thời gian trên, nhưng bố mẹ cần lưu ý rằng không nên tắm nắng trễ hơn 9h sáng.

Mùa đông: Thời gian này, khí hậu lạnh mặt trời lên khá muộn và ánh nắng yếu. Bố mẹ nên đợi đến khi thời tiết ấm hơn để tắm nắng cho bé

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh vào buổi chiều

Nếu như buổi sáng bố mẹ đi làm sớm hay bận một công việc, lí do nào đó mà không thể tắm nắng cho trẻ vào buổi sáng thì buổi chiều hoàn toàn có thể thực hiện được. Tuy nhiên, tắm nắng buổi chiều mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Nên tắm nắng cho trẻ sau 4 giờ chiều, ánh nắng mặt trời đã dịu nhẹ hơn rất nhiều. Do vậy, tắm nắng vào buổi chiều sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ da bị bỏng rát cho trẻ.
  • Buổi chiều thường là thời gian rảnh rỗi của nhiều gia đình, tắm nắng cho trẻ sơ sinh buổi chiều sẽ thuận tiện hơn.
  • Lượng vitamin D trong ánh nắng mặt trời vào buổi chiều thường thấp hơn so với buổi sáng.
  • Buổi chiều tối, trời thường se lạnh hơn so với ban ngày, điều này sẽ khiến trẻ có thể bị cảm lạnh.

Thời gian nào không nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh

Bố mẹ nên chú ý về một số thời gian không nên tắm cho trẻ để tránh gây tổn thương đến làn da mỏng manh của bé và tránh nguy cơ mắc bệnh về da:

  • Từ sau 9h sáng đến 4h chiều khi ánh nắng mặt trời còn chiếu mạnh, không nên cho bé tiếp xúc với ánh nắng, đặc biệt tránh tắm nắng. Đây là khoảng thời gian tia cực tím xuất hiện nhiều nhất.
  • Thời tiết quá nóng bức hoặc quá lạnh cũng chính là những thời điểm cần tránh cho trẻ tắm nắng để phòng tránh nguy cơ bệnh tật
  • Khi thời tiết giao mùa và thay đổi thất thường, trẻ sơ sinh rất nhạy cảm vì vậy mẹ nên tránh cho trẻ tắm nắng vào thời gian này.

Tắm nắng cho trẻ đúng cách

Trẻ sau sinh từ 1 - 2 tuần có thể bắt đầu tắm nắng mỗi ngày.

Với trẻ trong những lần đầu được tắm nắng thì nên cho trẻ tắm nắng khoảng 10 phút, sau đó tăng dần lên. Mẹ nên chú ý rắng cả trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh đều không nên tắm quá 20 phút 1 lần.

Không gian tắm nắng cho trẻ cần yên tĩnh, thoáng mát, sạch sẽ, trong lạnh tránh bụi bẩn và gió lùa.

Không để ánh nắng chiếu thẳng vào mặt bé, làm như vậy sẽ có nguy cơ ảnh đến não của trẻ.

Tia nắng mặt trời cần được chiếu trực tiếp lên da của bé thì mới phát huy tác dụng, do vậy khi tắm nắng cho trẻ mẹ không nên phơi nắng qua cửa kính.

Khi bé bị ốm hay trời quá nóng, quá lạnh nên ngừng tắm nắng cho bé.

Sau khi tắm nắng, mẹ cần lau mồ hôi, bổ sung nước cho trẻ.

Nếu trẻ quấy khóc, mệt mỏi, sốt, nổi mẩn, da ửng đỏ,... là những dấu hiệu say nắng, cần đưa trẻ vào chỗ râm mát, cho trẻ uống nước và hạ sốt cho trẻ.

Bài viết liên quan:

Tắm trong bao lâu thì tốt nhất cho sức khoẻ

Tắm lá đinh lăng có tác dụng gì? có thực sự tốt như mọi người nghĩ

Sữa tắm thảo mộc là gì? 

 

Bình luận của bạn

Bài viết liên quan

Viêm da cơ địa: Đặc điểm, nguyên nhân và cách chữa viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi lứa tuổi. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu mà còn ...

Những điều cần biết về rụng tóc vành khăn ở trẻ em

Rụng tóc vành khăn là một hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trong giai đoạn khi các bé mới chào đời. Hiện tượng này không chỉ khiến ...

Vẩy nến là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh, cách phòng ngừa và điều trị

Bệnh vảy nến là một căn bệnh mãn tính đã tồn tại từ lâu đời, việc điều trị căn bệnh là một quá trình nghiên cứu qua nhiều thế kỷ. Đến thế kỷ 20, sự...

Viêm nang lông là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng ngừa và điều trị

Viêm nang lông mang lại cảm giác khó chịu, ngứa ngáy,... ảnh hưởng đến sinh hoạt cuộc sống của người bệnh. Ai cũng có thể mắc viêm nang lông. Bệnh ...

icon