-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
13/08/2024
Những điều cần biết về rụng tóc vành khăn ở trẻ em
Rụng tóc vành khăn là một hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trong giai đoạn khi các bé mới chào đời. Hiện tượng này không chỉ khiến cho các bậc phụ huynh lo lắng mà còn có thể là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về rụng tóc vành khăn, nguyên nhân, cách nhận biết cũng như biện pháp khắc phục hiệu rụng tóc vành khăn hiệu quả.
Rụng tóc ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Nguyên nhân gây ra rụng tóc vành khăn |
Rụng tóc vành khăn là gì?
Rụng tóc vành khăn là tình trạng tóc rụng theo hình dạng giống như vành khăn xung quanh đầu của các bạn nhỏ. Thông thường, tóc sẽ rụng ở vùng sau gáy và hai bên thái dương, tạo thành một khoảng trống rõ rệt. Tình trạng này có thể xuất hiện từ khi trẻ mới chào đời cho đến khoảng 6 tháng tuổi. Đây là tình trạng phổ biến và thường tự khỏi sau một thời gian. Tình trạng này có thể được khắc phục sớm hơn khi mẹ thay đổi chế độ dinh dưỡng và tư thể nằm của bé. Trong giai đoạn 2 đến 3 tháng tuổi, trẻ thường có xu hướng rụng tóc nhiều hơn.
Rụng tóc ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Rụng tóc ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng bình thường và thường xảy ra trong một vài tháng đầu đời. Đa số trẻ đều trải qua giai đoạn này do sự thay đổi hormone và quá trình phát triển tự nhiên của cơ thể.
Nếu tình trạng rụng tóc kéo dài hoặc đi kèm với các triệu chứng khác như ngứa, đỏ da đầu,... có thể đây là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Dấu hiệu rụng tóc vành khăn
Các mẹ quan sát các dấu hiệu sau để kiểm tra xem bé nhà mình có đang gặp tình trạng này không:
- Rụng tóc, da đầu đỏ hoặc kích ứng: Tóc bị rụng chủ yếu ở vùng sau đầu và 2 bên, hình dạng như vành khăn, hình tròn hoặc hình oval. Có thể xuất hiện mẩn đỏ hoặc kích ứng trên da.
- Trẻ quấy khóc, khó chịu, ngủ không sâu giấc: Trẻ thường cảm thấy khó chịu, quấy khóc hơn bình thường, giấc ngủ không sâu khiến trẻ hay giật mình trong khi ngủ.
- Phần thóp ở đỉnh đầu có dấu hiệu bất thường: Nếu tình trạng rụng tóc vành khăn kéo dài hoặc có dấu hiệu như hóp thóp, thóp căng phồng hoặc có dấu hiệu viêm nhiễm rất có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ.
- Trẻ thường bị táo bón.
Nguyên nhân gây ra rụng tóc vành khăn
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh. Một số nguyên nhân phổ biến như:
- Tư thế ngủ: Trẻ sơ sinh thường nằm một chỗ trong thời gian dài có thể làm tóc trẻ yếu và dễ gãy rụng hơn. Mẹ hãy thay đổi tư thế ngủ thường xuyên cho trẻ, đảm bảo trẻ không nằm 1 tư thế trong thời gian quá lâu.
- Thiếu dinh dưỡng: Chế độ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng cần thiết cũng có thể là nguyên nhân khiến tóc trẻ rụng nhiều hơn. Vitamin D, B, canxi là những dưỡng chất rất quan trọng để nuôi dưỡng mái tóc của trẻ chắc khoẻ.
- Tác dụng phụ của thuốc: Khi trẻ bị bệnh, những loại thuốc bác sĩ chỉ định dùng thường là thuốc kháng sinh. Nếu sử dụng thuốc kháng sinh với liều lượng cao và trong thời gian dài sẽ gây ra tình trạng tóc khô yêu, dễ rụng hơn vì thuốc kháng sinh có chứa thành phần làm thiếu hụt vitamin B.
- Di truyền: Nếu trong gia đình có người đã từng gặp phải vấn đề rụng tóc, trẻ cũng có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền.
- Chế độ chăm sóc: Các mẹ nên chú trọng về các dụng cụ chăm sóc da đầu cho trẻ vì việc sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp hoặc vệ sinh đầu cho trẻ không đúng cách cũng làm cho trẻ rụng tóc nhiều hơn.
- Trẻ sơ sinh đến 4 tuổi dễ mắc nấm da đầu với những biểu hiện da bong tróc, nốt mẩn đỏ, sưng tấy,... Nếu không được điều trị sớm tình trạng viêm nhiễm lan rộng, ảnh hưởng đến sức khoẻ và thậm trí là rụng tóc vĩnh viễn.
Cách chăm sóc trẻ trong giai đoạn này
Bổ sung dưỡng chất cho mẹ và bé
Như đã nói, rụng tóc vành khăn ở trẻ liên quan đến việc thiếu chất dinh dưỡng. Để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tình trạng tái phát mẹ và bé cần bổ sung các dưỡng chất cần thiết.
- Vitamin D (có trong cá, lòng đỏ trứng, sữa chua, nấm,...) là dưỡng chất quan trọng giúp cơ thể hấp thụ canxi, sự phát triển của tóc và xương.
- Canxi (có trong sữa, rau xanh, hoa quả, đậu,...) kết hợp với vitamin D giúp xương chắc khoẻ và phát triển tóc khoẻ mạnh.
- Sắt (có trong thịt, hải sản, đậu, rau xanh,...) vận chuyển oxy đến các tế bào, bao gồm tế bào tóc, giúp tóc giảm rụng và chắc khoẻ.
- Kẽm (có trong hàu, thịt bò, các loại hạt,...) tham gia vào quá trình tổng hợp protein, giúp tóc mọc nhanh và khoẻ mạnh hơn.
- Protein (có trong thịt, cá, trứng, sữa, đậu,...) thành phần chính của tóc, cung cấp đầy đủ protein giúp tóc mọc chắc khoẻ và giảm gãy rụng.
- Vitamin B ( đặc biệt biotin) (có trong thịt gia cầm, cá, trứng, các loại hạt, ngũ cốc,...) giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khoẻ của da và tóc.
Thay đổi tư thế nằm cho bé
- Mẹ nên thay đổi tư thế nằm thường xuyên không nên để trẻ nằm quá lâu ở một tư thế.
- Chọn gối đầu mềm mại, vừa vặn với đầu trẻ, giúp nâng đỡ cổ và đầu tốt hơn
- Khi bé thức nên đặt trẻ nằm úp hay nằm nghiêng đều được.
Tắm nắng
Mỗi ngày cho bé tắm nắng 15-20 phút, ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên dồi dào. Nên cho bé tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều muộn để tránh ánh nắng gay gắt. Là biện pháp đơn giản rất hiệu quả giúp trẻ bị rụng tóc vành khăn bổ sung vitamin D và cải thiện sức khoẻ.
Rụng tóc vành khăn là một hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh, nhưng không phải lúc nào cũng đáng lo ngại. Mẹ nên tìm hiểu rõ nguyên nhân và thực hiện các biện pháp chăm sóc hợp lý, phụ huynh có thể giúp trẻ vượt qua giai đoạn này một cách dễ dàng. Luôn theo dõi sự phát triển của trẻ và đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ.
Bài viết liên quan:
Mụn trứng cá: nguyên nhân đến từ đâu? Cách trị mụn trứng cá tại nhà
TOP những cách khắc phục rụng tóc nhiều ở nữ giới mà bạn nên biết!