Hotline: 086 53 54 860
Giỏ hàng
Tắm lá gì để hết ngứa? 4 loại lá bạn không nên bỏ qua
14/06/2024

Tắm lá gì để hết ngứa? 4 loại lá bạn không nên bỏ qua

Nếu bạn thắc mắc "Tắm lá gì để hết ngứa" hãy bỏ túi ngay "các loại lá tắm trị mẩn ngứa" dưới đây để loại bỏ tình trạng ngứa ngáy, khó chịu do bị mẩn ngứa này nhé

Tắm lá có an toàn không?

Tại sao nên tắm lá khi bị ngứa?

4 loại lá trị ngứa hiệu quả

Lưu ý khi tắm lá thiên nhiên

Tắm lá có an toàn không?

Tắm lá là một phương pháp dân gian được sử dụng từ lâu đời để chăm sóc da và sức khoẻ. Tắm lá đem lại rất nhiều lợi ích như hỗ trợ điều trị mẩn ngứa, rôm sảy, mẩn đỏ, viêm da cơ địa,... và cũng là phương pháp an toàn để chăm sóc da giúp da căng mịn, đàn hồi, cấp ẩm,... 

Tại sao nên tắm lá khi bị ngứa?

Như đã nói ở trên, tắm lá hỗ trợ điều trị mẩn ngứa rất tốt. Hầu hết, các loại lá đều chứa những hợp chất như flavoniod,saponin, tanin,... và các vitamin.  Dưới đây là một số lợi ích mà tắm lá đem lại (Lưu ý: mỗi loại lá sẽ có tác dụng khác nhau, cần tìm hiểu loại lá trước khi sử dụng để mang lại hiệu quả tốt nhất)

Kháng khuẩn: Nhiều loại lá có chứa tinh dầu kháng viêm, giảm ngứa, sát trùng và tiêu diệt vi khuẩn, nấm gây ngứa.

Làm mát da: Tắm nước lá mang tính mát có thể giúp làm mát da, giảm cảm giác nóng rát do ngứa ngáy.

Dưỡng ẩm: Một số loại lá có tác dụng dưỡng ẩm da, giúp da mềm mại và mịn màn hơn.

Giảm stress, căng thẳng: Hương thơm của lá cây giúp thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng từ đó giúp bạn cảm thấy dễ chịu, thư thái hơn.

4 loại lá trị ngứa hiệu quả

Tắm lá đinh lăng

Bị ngứa toàn thân tắm lá gì? Nhắc đến loại lá để trị ngứa không thể không nhắc tới tắm lá đinh lăng bởi tác dụng mà loại lá này đem lại. Lá đinh lăng có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn, nấm gây bệnh da liễu, ngăn ngừa sự phát triển của chúng và hỗ trợ quá trình hồi phục da. Nhờ vào các dưỡng chất Saponin, Flavonoid, Polyphenol,.. và các Vitamin C, B1. Bên cạnh đó, lá đinh lăng có tính mát, giúp làm dịu da, mẩn ngứa do các bệnh mụn trứng cá, mẩn ngứa, ghẻ, nấm da,

Cách nấu nước lá đinh lăng

  • Rửa sạch 20 - 30 g lá đối với người lớn, 10 - 15g lá đối với bé sơ sinh.
  • Cho lá đinh lăng đã rửa sạch vào nồi nước, thêm khoảng 2 - 3 lít nước.
  • Đun sôi nước trong 10 - 15 phút.
  • Tắt bếp, pha thêm nước lạnh để có nhiệt độ nước phù hợp.

Tắm lá khế

Tắm nước lá khế có thể được sử dụng Giảm ngứa, giảm viêm, kháng dị ứng: Tắm lá khế có tác dụng làm dịu da, khó chịu do các bệnh da liễu như mẩn ngứa, rôm sảy, mề đay. Các hoạt chất có trong lá khế, như flavonoid, tanin, saponin, có tác dụng giảm viêm, kháng dị ứng, kích ứng trên da giúp ngăn chặn sự sản sinh histamine, một chất trung gian hóa học gây ra các triệu chứng của mề đay.

Cách nấu nước lá khế

  • Nên vò nhẹ lá khế rồi cho vào nồi nước khoảng 2-3 lít nước tùy thuộc vào số lượng lá đã chuẩn bị. Đun nước cho đến khi nước sôi, tiếp tục đun với lửa nhỏ thêm khoảng 5-10 phút để tinh dầu lá khế được tiết ra nhiều nhất.
  • Sau khi đun xong  cần để nước nguội bớt, rồi vớt lá khế và cặn.
  • Chú ý nếu nước quá nóng thì nên pha thêm nước loãng sao cho nhiệt độ của nước là 37-38 độ C.

Tắm lá kinh giới

Các hợp chất trong lá kinh giới có thể giảm ngứa bằng cách tác động đến các thụ thể cảm nhận ngứa trên da. Carvacrol và thymol có thể gắn vào các thụ thể cảm nhận ngứa và ngăn chặn chúng gửi tín hiệu đến não. Flavonoid có thể giúp giảm viêm và kích ứng da, từ đó làm giảm cảm giác ngứa.

Cách đun nước kinh giới

  • Rửa sạch lá kinh giới với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Vò nhẹ lá kinh giới giúp dưỡng chất có trong lá  kinh giới được tiết ra nhiều hơn.
  • Đun sôi lá kinh giới trong khoảng 15 phút.
  • Vớt bỏ lá kinh giới.
  • Pha loãng nước lá kinh giới với nước ấm để được nước tắm có nhiệt độ nước phù hợp

Tắm lá cúc tần

Các thành phần có trong lá cúc tần có thể kể đến như: eugenol, alpha-pinene, beta-pinene, flavonoid, tanin vitamin và các khoáng chất có tác dụng:

  • Tanin có trong lá cúc tần giúp kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau, sát trùng.
  • Flavonoid là nhóm chống oxy hóa mạnh, tăng cường hệ miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của gốc tự do.
  • Làm se da, giảm ngứa, trị rôm sảy, mụn nhọt, mẩn ngứa,... cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Cách đun nước lá cúc tần tắm cho trẻ

  • Chuẩn bị khoảng 20 - 30g lá cúc tần màu xanh tươi không quá non hay không quá già.
  • Rửa lá cúc tần sạch, tiếp sau đó ngâm lá cúc tần trong muối loãng tầm 15 phút.
  • Đun sôi lá cúc tần đã rửa sạch vào nồi. Đun nước sôi khoảng 15 phút, lúc này tinh chất có trong lá cúc tần được tiết ra hết.
  • Bây giờ mẹ tắt bếp, loại bỏ phần bã, pha thêm nước để có nhiệt độ nước phù hợp tắm cho trẻ.

Lưu ý khi tắm lá thiên nhiên

  • Mỗi loại lá cây đều có tác dụng khác nhau. Do vậy, bạn cần lựa chọn loại lá phù hợp với nhu cầu và tình trạng da của mình trước khi tắm.
  • Nên chọn mua lá ở những cửa hàng uy tín, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, không sử dụng các loại lá có dấu hiệu dập nát, úa hoặc bị nấm mốc.
  • Rửa sạch lá trước khi sử dụng giúp loại bỏ bụi bẩn, có thể thêm 1 - 2 thìa muối tăng thêm khả năng kháng và sát khuẩn.
  • Da của mỗi người là khác nhau, một số người có thể bị dị ứng với lá. Trước khi tắm toàn thân, nên thử trước trên vùng da nhỏ như bàn tay hoặc bàn chân. Nếu thấy bất cứ phản ứng xấu nào trên da hãy ngưng tắm ngay lập tức
  • Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào bất thường sau khi tắm lá, hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ.

 

Nếu bạn không có điều kiện chuẩn bị lá tắm tươi bạn có thể tham khảo Sữa tắm thảo mộc được tạo nên từ các loại thảo mộc bản địa Việt Nam của Mộc Hương. Trong đó 2 loại sữa tắm gội dành riêng cho trẻ nhỏ đó là sữa tắm & gội trẻ em dành cho trẻ từ 1-10 tuổi và Sữa tắm & gội dịu nhẹ dành riêng cho trẻ bị viêm da cơ địa, da nhạy cảm. Bên cạnh làm sạch dịu nhẹ, dưỡng da trẻ mềm mại, đặc biệt sữa tắm & gội của Mộc Hương còn hỗ trợ ngăn ngừa và cải thiện tình trạng rôm sảy, mẩn ngứa, viêm da ở trẻ nhỏ,... rất hiệu quả.

 

Bình luận của bạn

Bài viết liên quan

Viêm da cơ địa: Đặc điểm, nguyên nhân và cách chữa viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi lứa tuổi. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu mà còn ...

Những điều cần biết về rụng tóc vành khăn ở trẻ em

Rụng tóc vành khăn là một hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trong giai đoạn khi các bé mới chào đời. Hiện tượng này không chỉ khiến ...

Vẩy nến là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh, cách phòng ngừa và điều trị

Bệnh vảy nến là một căn bệnh mãn tính đã tồn tại từ lâu đời, việc điều trị căn bệnh là một quá trình nghiên cứu qua nhiều thế kỷ. Đến thế kỷ 20, sự...

Viêm nang lông là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng ngừa và điều trị

Viêm nang lông mang lại cảm giác khó chịu, ngứa ngáy,... ảnh hưởng đến sinh hoạt cuộc sống của người bệnh. Ai cũng có thể mắc viêm nang lông. Bệnh ...

icon