Hotline: 086 53 54 860
Giỏ hàng
Tắm lá cúc tần có tác dụng gì? Cách tắm lá cúc tần cho bé
12/06/2024

Tắm lá cúc tần có tác dụng gì? Cách tắm lá cúc tần cho bé

Ở vùng nông thôn cúc tần là loại lá rất phổ biến. Chính vì vậy, từ xa xưa ông cha ta đã dùng lá cúc tần đễ chữa các loại bệnh. Trong bài viết này, mời mẹ cùng Mộc Hương tìm hiểu Tắm lá cúc tần có tác dụng gì, lá cúc tần trị bệnh gì, cách tắm lá cúc tần cho bé để hạ sốt

Nguồn gốc và các thành phần có trong lá cúc tần

Tắm lá cúc tần có tác dụng gì?

Cách tắm lá cúc tần cho bé để hạ sốt

Những lưu ý khi tắm lá cúc tần

Nguồn gốc và các thành phần có trong lá cúc tần

Cây cúc tần có tên khoa học là PLuchea indica, thuộc họ Cúc. Cây có nguồn gốc từ Malaysia và Ấn độ, sau này được du nhập vào Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Cúc tần được trồng phổ biến ở các vùng đất ven sông, ven biển, đồng bằng,...

Các thành phần có trong lá cúc tần có thể kể đến như: eugenol, alpha-pinene, beta-pinene, flavonoid, tanin vitamin và các khoáng chất có tác dụng:

  • Tanin có trong lá cúc tần giúp kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau, sát trùng.
  • Flavonoid là nhóm chống oxy hóa mạnh, tăng cường hệ miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của gốc tự do.
  • Làm se da, giảm ngứa, trị rôm sảy, mụn nhọt, mẩn ngứa,... cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Tắm lá cúc tần có tác dụng gì?

Tắm lá cúc tần là một phương pháp dân gian đơn giản mà mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Dưới đây, là 1 một số tác dụng chính khi tắm lá cúc tần:

1. Giải cảm, hạ sốt: Lá cúc tần có tính mát, giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, từ đó hỗ trợ điều trị cảm cúm, hạ sốt hiệu quả.

2. Giảm đau nhức cơ khớp: Các hoạt chất trong lá cúc tần có tác dụng kháng viêm, giảm đau, giúp cải thiện tình trạng đau nhức cơ khớp, mỏi mệt.

3. Làm đẹp da: Tắm lá cúc tần giúp làm sạch da, loại bỏ bụi bẩn, tế bào chết, đồng thời kích thích sản sinh collagen, giúp da sáng mịn, săn chắc.

4. Khử mùi hôi cơ thể: Lá cúc tần có khả năng kháng khuẩn, khử mùi hôi hiệu quả, mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu.

5. Giúp thư giãn, an thần: Mùi hương dịu nhẹ của lá cúc tần giúp thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng, lo âu, mang lại giấc ngủ ngon hơn.

6. Hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da: Tắm lá cúc tần có thể giúp giảm ngứa, trị rôm sảy, mụn nhọt, mẩn ngứa, v.v.

Cách tắm lá cúc tần cho bé để hạ sốt

Cách nấu nước lá cúc tần cho bé

  • Chuẩn bị khoảng 20 - 30g lá cúc tần màu xanh tươi không quá non hay không quá già.
  • Rửa lá cúc tần sạch, tiếp sau đó ngâm lá cúc tần trong muối loãng tầm 15 phút.
  • Đun sôi lá cúc tần đã rửa sạch vào nồi. Đun nước sôi khoảng 15 phút, lúc này tinh chất có trong lá cúc tần được tiết ra hết.
  • Bây giờ mẹ tắt bếp, loại bỏ phần bã, pha thêm nước để có nhiệt độ nước phù hợp tắm cho trẻ.

Cách tắm lá cúc tần cho trẻ sơ sinh

  • Nên đặt chân bé vào trước sau đó đặt bé từ từ vào chậu nước giúp cơ thể của bé thích nghi với nhiệt độ.
  • Tắm cho trẻ cần nhanh chóng trong khoảng từ 5-7 phút, vì cơ thể của bé dễ bị cảm lạnh.
  • Những chỗ mọc rôm sảy nhiều mẹ có thể dùng khăn sữa, khăn mềm để kì cọ thật nhẹ nhàng cho bé.
  • Sau khi tắm, lau khô da và sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm để da không bị khô, nhanh chóng mặc quần áo giữ ấm cho cơ thể của bé.

Những lưu ý khi tắm lá cúc tần 

Tắm lá luôn là phương pháp an toàn lành tính nhưng mẹ vẫn cần lưu ý một số điểm sau để tắm lá cúc tần đem lại hiệu quả tốt nhất:

  • Hái hoặc chọn mua lá cúc tần được trông ờ vùng đất sạch, không sử dụng hoá chất, thuốc trừ sâu để tắm cho bé.
  • Nước tắm không nên quá đặc hay quá loãng, điều này sẽ không lại hiệu quả tốt nhất.
  • Da của từng người có phản ứng khác nhau, thế nên trước khi tắm cho bé mẹ cần thử nước lá cúc tần trên là da nhỏ như tay, chân của trẻ. Nếu không có dị ứng mẹ có thể tắm toàn thân cho bé.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Nếu có bất kỳ phản ứng xấu nào đến cơ thể hãy đến gặp bác sĩ gần nhất để trị liệu.

Trên đây là những kiến thức được Mộc Hương thu thập từ nhiều tài liệu khác nhau, cảm ơn bạn đã lắng nghe!

Nếu bạn không có điều kiện chuẩn bị lá tắm tươi bạn có thể tham khảo Sữa tắm thảo mộc được tạo nên từ các loại thảo mộc bản địa Việt Nam của Mộc Hương. Trong đó 2 loại sữa tắm gội dành riêng cho trẻ nhỏ đó là sữa tắm & gội trẻ em dành cho trẻ từ 1-10 tuổi và Sữa tắm & gội dịu nhẹ dành riêng cho trẻ bị viêm da cơ địa, da nhạy cảm. Bên cạnh làm sạch dịu nhẹ, dưỡng da trẻ mềm mại, đặc biệt sữa tắm & gội của Mộc Hương còn hỗ trợ ngăn ngừa và cải thiện tình trạng rôm sảy, mẩn ngứa, viêm da ở trẻ nhỏ,... rất hiệu quả.

Bạn có thể tham khảo thêm kiến thức thú vị về các loại lá tắm: 

Tắm lá đinh lăng có tác dụng gì? có thực sự tốt như mọi người nghĩ?

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh có tốt không? trong bao lâu là tốt nhất cho trẻ?

 

Bình luận của bạn

Bài viết liên quan

Viêm da cơ địa: Đặc điểm, nguyên nhân và cách chữa viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi lứa tuổi. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu mà còn ...

Những điều cần biết về rụng tóc vành khăn ở trẻ em

Rụng tóc vành khăn là một hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trong giai đoạn khi các bé mới chào đời. Hiện tượng này không chỉ khiến ...

Vẩy nến là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh, cách phòng ngừa và điều trị

Bệnh vảy nến là một căn bệnh mãn tính đã tồn tại từ lâu đời, việc điều trị căn bệnh là một quá trình nghiên cứu qua nhiều thế kỷ. Đến thế kỷ 20, sự...

Viêm nang lông là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng ngừa và điều trị

Viêm nang lông mang lại cảm giác khó chịu, ngứa ngáy,... ảnh hưởng đến sinh hoạt cuộc sống của người bệnh. Ai cũng có thể mắc viêm nang lông. Bệnh ...

icon