-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tắm xong bị cảm lạnh! Đây là tình trạng khá phổ biến, khi chúng ta có những thói quen tắm không tốt dẫn đến những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Cảm lạnh là gì? Những triệu chứng của cảm lạnh Tại sao tắm xong bị cảm lạnh? nguyên nhân do đâu? Bị cảm lạnh có nên tắm không? cách tắm giảm triệu chứng cảm lạnh Cảm lạnh là gì? Cảm lạnh là một bệnh về đường hô hấp do 1 số virus gây ra, thường ảnh hưởng đến mũi, họng và thậm chí là phổi. Là bệnh rất phổ biến trên thế giới, gây ra những triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người bệnh. Bệnh thường lây truyền qua đường hô hấp khi người bệnh ho, nói chuyện hay hắt hơi, bắn nước bọt nhỏ chứa virus. Từ đó, virus có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, mũi và mắt khi hít phải những giọt bắn hay khi chạm tay vào bề mặt bị virus bám vào và sau đó chúng ta vô tình đưa tay lên mắt, mũi hoặc miệng. Những triệu chứng của cảm lạnh Triệu chứng của cảm lạnh thường xuất hiện 1 - 3 ngày sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh (có trường hợp có thể kéo dài 7 - 10 ngày). Ngoài ra, các triệu chứng của mỗi người bệnh sẽ khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng của cảm lạnh thường thấy: Sổ mũi, nghẹt mũi, nước mũi có thể trong, màu vàng hoặc xanh lá cây và đặc sệt. Hắt hơi, ho, đau họng: do niêm mạc bị sưng và viêm. Cơ thể cảm thấy uể oải, đau nhức cơ thể, thiếu năng lượng. Sốt nhẹ thường không quá 38 độ C. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị mất vị giác hoặc mất khứu giác. Tại sao tắm xong thì bị cảm lạnh? Nguyên nhân do đâu? Mùa hè, chúng ta thường có thói quen sử dụng điều hoà rất nhiều. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị cảm lạnh sau khi tắm xong. Khi tắm, cơ thể tiếp xúc với nước, khiến các mạch máu giãn nở và tăng lưu thông máu đến da. Sau khi tắm xong, nếu bạn bước ra ngoài trời lạnh, phòng có điều hoà hoặc tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ thấp, việc cơ thể đột ngột bị thay đổi nhiệt độ khiến các mạch máu sẽ co lại nhanh chóng, khiến cơ thể bị mất nhiệt và suy yếu hệ miễn dịch, dẫn đến cảm lạnh. Bị cảm lạnh có nên tắm không? Cách tắm giảm triệu chứng cảm lạnh Nhiều người cũng cho rằng không nên tắm khi bị cảm lạnh để tránh tình trạng bệnh trở lên xấu hơn. Tuy nhiên, nền tảng y học hiện đại đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng tắm đúng cách có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng và độc tố của cảm lạnh. Những yếu tố sau đây giúp đảm bảo an toàn và giúp cải thiện các triệu chứng cảm lạnh: Tránh tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh, lau khô người và giữ ấm cho cơ thể ngay sau khi tắm xong, nếu bạn cảm thấy ngay sau khi tắm xong cơ thể uể oải, mệt mỏi và khó chịu, không nên gội đầu khi đang bị cảm lạnh, hãy ngừng tắm và khi suốt hiện những triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao, khó thở,... hãy tới gặp bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất. Tắm muối Epsom Tắm muối Epsom là một cách vô cùng tuyệt vời để thư giãn cơ bắp, giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Muối Epsom là sự kết hợp giữa magie và sulfate, là những khoáng chất có thể hấp thụ được qua da và giúp các triệu chứng đau nhức cơ thể do cảm lạnh gây lên. Ngoài ra, hơi nước ấm từ bốn tắm giúp làm loãng chất nhầy trong mũi, giúp thông mũi và dễ thở tốt hơn. Bạn cần lưu ý không nên tắm muối Epsom quá lâu hay khi bạn có bất kỳ vết thương hở nào trên da. Tắm gừng Nếu bạn gặp khó khăn trong việc chuẩn bị muối Epsom thì tắm gừng chính là phương pháp thay thế mà không thua kém gì so với tắm muối Epsom. Chỉ cần thái lát 1-2 củ gừng tươi hoặc 10 -20 giọt tinh dầu gừng vào bồn tắm. Hơi nước ấm từ bồn tắm kết hợp với tinh dầu gừng làm loãng chất nhầy trong mũi, gừng có tính chất chống viếm, kháng khuẩn, giúp giảm đau nhức cơ bắp, giảm căng thẳng do cảm lạnh. Tắm bạch đàn (Khuynh Diệp) Cineol (còn được gọi là Eucalyptol) đây là chất chính trong bạch đàn có tác dụng giảm triệu chứng cảm lạnh. Cineol tiêu diệt vi khuẩn, virus cảm lạnh thư giãn cơ bắp và kích thích hệ miễn dịch, từ đó giúp cơ thể chống lại cảm lạnh tốt hơn. Công việc hàng ngày là quá bận rộn khiến bạn không có thời gian chuẩn bị nước tắm thì bạn có thể nghĩ tới Sữa tắm thảo mộc với sản phẩm Sữa tắm Hương Nhu Gừng và Sữa tắm Khuynh Diệp Chanh là sản phẩm sử dụng tinh dầu tự nhiên, không chứa hương liệu tổng hợp hay chất lưu hương giúp giữ giá trị liệu pháp mùi hương, bảo vệ và nuôi dưỡng khứu giác, an toàn khi sử dụng Hy vọng, những kiến thức trên có thể giải đáp thắc mắc của nhiều người về vấn đề cảm cúm có nên tắm không, cách tắm giảm triệu chứng cảm lạnh, tại sao khi tắm xong bị cảm lạnh. Tóm lại, khi bị cảm lạnh hoàn toàn không cần kiêng tắm và bạn cần đảm bảo những điều cần lưu ý khi tắm mà Mộc Hương có nhắc đến phía trên để đảm bảo an toàn và giảm triệu chứng cảm lạnh. Lưu ý: Nếu bạn gặp bất cứ vấn đề nào nghiêm trọng đến sức khoẻ bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất. Bài viết liên quan: Thuỷ đậu là gì? Khi bị thuỷ đậu cần kiêng gì? Cách chữa và điều trị tại nhà. Tắm sáng có tốt không? Có nên tắm vào buổi sáng
Tất cả các loại sữa tắm của Mộc Hương đều có thể dùng được cho trẻ em rồi, tại sao lại có thêm 1 loại tắm gội dành riêng cho trẻ từ 1-10 tuổi nữa? Trên phiên livestream 11h trưa hàng ngày, có khách hàng hỏi Mộc Hương câu này ạ. Dù đã chia sẻ trên live nhưng cũng rất muốn chia sẻ thêm trên bài viết này để cha mẹ đang phân vân có thể lựa chọn loại sữa tắm phù hợp nhất cho con của mình. 🌱 Thứ nhất, trẻ con thường sẽ có những sở thích mùi hương khác người lớn của chúng ta. Các con thường thích mùi hương tươi mát, ngọt ngào, nhẹ nhàng. Mộc Hương đưa các loại tinh dầu gần với đồ ăn được, mùi vị ngọt ngào là cam, chanh, quýt vào trong Tắm & gội Trẻ em để phù hợp hơn với con. 🌱 Thứ hai, làn da của trẻ trong độ tuổi 1-10 tuổi trước dậy thì chưa được kích hoạt tuyến dầu nên thường da sẽ dễ bị khô, hàng rào bảo vệ da chưa được hoàn thiện. Nên ở sản phẩm Tắm & gội Trẻ em độ dưỡng từ các loại dầu sẽ cao hơn so với các sản phẩm tắm khác. Rất phù hợp với các bạn nhỏ da dễ bị kích ứng, mẩn ngứa, hay nổi nốt... 🌱 Thứ ba, bao bì nhãn mác dành cho các bạn nhỏ cũng sẽ cần bắt mắt hơn để các con thích thú, háo hức mỗi khi tắm. Đặc biệt, đi kèm với chai sữa tắm, Mộc Hương còn chuẩn bị 1 tờ sticker với những hình vẽ bản quyền ngộ nghĩnh, đáng yêu. Khuyến khích con tự do sáng tạo chai sữa tắm của riêng mình. Biến giờ tắm thành giờ chơi, háo hức từng giờ tắm. Vì thế, dù các sản phẩm tắm khác đều an toàn sử dụng cho con nhưng nếu cha mẹ có con trong độ tuổi 1-10 tuổi đang gặp tình trạng làn da nhạy cảm, dễ kích ứng, mẩn ngứa, cha mẹ nên ưu tiên chọn riêng sản phẩm Tắm & gội Trẻ em để hỗ trợ tốt nhất cho con nhé.
Tắm là quá trình chúng ta làm sạch cơ thể, đem lại rất nhiều lợi ích và cũng sẽ mang lại những điều không mong muốn khi chúng ta không để ý tới những sai lầm phổ biến khi tắm. Những sai lầm phổ biến khi tắm đó là gì? Cùng với Mộc Hương tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây Tắm quá thường xuyên Gội đầu quá thường xuyên Không vệ sinh đầu vòi sen Không giặt khăn tắm thường xuyên Không làm sạch, thay bông tắm định kỳ Tắm quá thường xuyên Với một số người do tính chất công việc, thói quen, thời tiết,... tắm 2 đến 3 lần/ 1ngày. Tuy nhiên tắm quá nhiều, quá thường xuyên có thể gây khô da, ngứa và tạo điều kiện cho vi khuẩn xấu thâm nhập qua vùng da nứt nẻ. Khi bạn để cơ thể tiếp xúc với bụi bẩn và vi khuẩn thông thường sẽ giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Gội đầu quá thường xuyên Da đầu của chúng ta có một lớp dầu tự nhiên giúp giữ ẩm và bảo vệ da. Lớp dầu này được tiết ra bởi các tuyến bã nhờn. Khi gội đầu quá thường xuyên, bạn sẽ loại bỏ lớp dầu này, khiến da đầu bị khô, ngứa và thậm chí nứt nẻ. Tần suất gội đầu phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại tóc, da đầu, mức độ hoạt động và môi trường sống. Tuy nhiên, nói chung bạn nên gội đầu 4 - 5 lần mỗi tuần. Không vệ sinh đầu vòi sen Đầu vòi hoa sen có nhiều lỗ nhỏ li ti để phun nước. Theo thời gian, các lỗ này có thể bị tắc nghẽn bởi cặn bẩn, khoáng chất và vi khuẩn. Điều này có thể khiến nước chảy yếu, không đều hoặc thậm chí hỏng vòi hoa sen Đầu vòi hoa sen bẩn là nơi sinh sống của nhiều vi khuẩn và nấm mốc có hại. Khi bạn tắm, những vi khuẩn này có thể bám vào da và tóc của bạn, dẫn đến các vấn đề về da và tóc như ngứa, kích ứng, thậm chí là nhiễm trùng. Bạn nên vệ sinh đầu vòi hoa sen ít nhất mỗi tháng một lần. Bằng cách vệ sinh đầu vòi hoa sen thường xuyên, giúp bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, đồng thời kéo dài thời gian sử dụng của vòi hoa sen. Không giặt khăn tắm thường xuyên Da chết, vi khuẩn và mồ hôi từ cơ thể sẽ bám vào khăn tắm theo thời gian. Nếu bạn không giặt khăn tắm thường xuyên, những vi khuẩn này sẽ sinh sôi nảy nở và gây tắc nghẽn lỗ chân lông, dẫn đến mụn trứng cá, viêm da, nhiễm trùng da,... Việc sử dụng khăn tắm bẩn có thể làm suy yếu hệ miễn dịch của bạn và khiến bạn dễ bị cảm lạnh, cúm,... Không làm sạch, thay bông tắm định kỳ Xơ mướp hoặc bông tắm đặc biệt hữu ích trong vai trò cọ rửa, làm sạch làn da. Tuy nhiên, vì thiết kế đặc trưng nên chúng trở thành nơi ẩn náu hoàn hảo của các loại vi trùng. Bạn nên làm sạch xơ mướp/bông tắm hàng tuần bằng cách ngâm trong chất tẩy rửa pha loãng trong 5 phút sau đó rửa sạch. Mặc dù, nhiều người có thói quen cất giữ xơ mướp ngay bên vòi sen nhưng tốt nhất bạn nên giặt xơ mướp ra và treo ở nơi thoáng mát để dễ khô hơn. Cứ mỗi 3-4 tuần bạn cũng nên chủ động thay xơ mướp mới 1 lần (đối với xơ mướp tự nhiên) và 2 tháng đối với xơ mướp plastic. Trên đây những sai lầm phổ biến khi tắm, hy vọng rằng với những kiến thức này giúp bạn và người có thật nhiều sức khoẻ!! Những kiến thức liên quan: Thuỳ đậu là gì? Khi bị bệnh thuỷ đậu cần kiêng gì? Cách chữa và điều trị tại nhà Sữa tắm thảo mộc là gì?
Thuỷ đậu là căn bệnh xuất hiện chủ yếu ở trẻ em. Thường chỉ gây ra những triệu chứng nhẹ và khỏi sau khoảng 2 tuần. Nhưng nó cũng có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị đúng cách như viêm phổi, viêm não, hội chứng Reye,... Khi trẻ bị bệnh luôn có những người thắc mắc: Thuỷ đậu là gì?, thuỷ đậu nên kiêng gì?, bị bệnh thuỷ đậu có nên tắm không, cách điều trị thuỷ đậu... Những thắc mắc đó sẽ được Mộc Hương giải thích và gói gọn ngay trong bài viết dưới đây. Bệnh thuỷ đậu là gì? Bị thuỷ đậu có tái phát không? Thuỷ đậu nên kiêng gì? điều trị như thế nào giúp nhanh chóng khỏi bệnh? Thuỷ đậu nên tắm lá gì? Bệnh thuỷ đậu là gì? Nguyên nhân bị thuỷ đậu Bệnh thuỷ đậu do virus varicella - zoster gây ra. Virus sẽ xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp như mũi, miệng,... hoặc tiếp xúc trực tiếp với mụn nước của người bệnh. Sau khi xâm nhập vào cơ thể virus nhân lên trong cá tế bào hạch bạch huyết, tế bào da và niêm mạc,... gây ra các triệu chứng sốt, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, phát bản đỏ, nổi mụn nước, ngứa và rát. Mụn nước sẽ thường xuất hiện thành cụm và theo đường dây thần kinh. Thuỷ đậu có thể lây qua đâu Tiếp xúc trực tiếp với mụn nước: Mụn nước người bệnh chứa rất nhiều virus varicella - zoster. Khi mụn nước vỡ virus lây sang người khác qua đường không khí hoặc trực tiếp với dịch tiết ra từ chính mụn nước. Qua đường hô hấp: Ho, hắt hơi hoặc nói chuyện đây chính là những trường hợp người bệnh thuỷ đậu lây qua người khác bằng các giọt bắn nhỏ trong không khí. Tiếp xúc gián tiếp qua những đồ vật của người bệnh: Virus varicella - zoster có thể bám, tồn tại trên các đồ vật của người bệnh ví dụ như quần áo, chăn màn, khăn mặt, khăn tắm, đồ chơi,... Ai có nguy cơ mắc bệnh thuỷ đậu Theo thống kê, khoảng 90% trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu xảy ra ở trẻ em dưới 15 tuổi. Trẻ dưới 5 tuổi là nhóm có nguy cơ cao nhất mắc bệnh thuỷ đậu vì hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện Người lớn chưa từng mắc bệnh hoặc chưa tiêm phòng vắc - xin thuỷ đậu Người có hệ miễn dịch suy yếu do bệnh tật, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch cơ nguy cơ mắc bệnh thuỷ đậu cao hơn. Bị thuỷ đậu có tái phát không Rất hiếm trường hợp bệnh nhân bị mắc thủy đậu lần thứ 2. Sau khi mắc bệnh thủy đậu, cơ thể sẽ tạo ra miễn dịch với virus varicella-zoster, giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị mắc bệnh lần thứ 2. Tuy nhiên, virus varicella-zoster vẫn có thể tồn tại trong các tế bào thần kinh sau khi khỏi bệnh. Trong một số trường hợp, virus này có thể tái hoạt động và gây ra bệnh zona (giời leo). Bệnh zona thường xuất hiện ở người lớn, đặc biệt là người lớn tuổi hoặc người có hệ miễn dịch suy yếu. Thuỷ đậu nên kiêng gì? điều trị như thế nào giúp nhanh chóng khỏi bệnh? Thuỷ đậu có nên tắm không Việc kiêng tắm khi bị thuỷ đậu là quan niệm hết sức sai lầm khiến cho cơ thể không được sạch sẽ và người bị bệnh sẽ gãi làm vỡ các mụn nước khiến tình trạng bệnh trở lên nghiêm trọng hơn. Chúng ta chỉ nên kiêng tắm trong vài ngày đầu bị bệnh khi mà triệu chứng sốt, đau đầu vẫn còn. Sau đó người bị thuỷ đậu cần giữ cho cơ thể sạch sẽ và mát mẻ. Sữa tắm thảo mộc sẽ giúp người bệnh loại bỏ những vi khuẩn, làm sạch cơ thể, thư giãn, giúp tinh thần của người bệnh tốt hơn. Chú ý về ăn uống Trong quá trình điều trị nên uống nhiều nước lọc, nước trái cây, để thanh lọc, giải độc và hỗ trợ quá trình trao đổi chất. Tránh ăn những sản phẩm tanh: Tôm, cá, cua, mực,... các thực phẩm này khiến da bị kích ứng, nổi mẩn ngứa và lâu lành hơn Tránh ăn những thực phẩm cay nóng, dầu mỡ: đồ chiên rán, thức ăn nhanh,... đây đều là những thực phẩm khiến cơ thể dễ bị nóng trong, nổi mụn, bí da lâu lành Kiêng gió Thuỷ đậu kiêng gió không? là câu hỏi của bà mẹ. Gió có khả năng thổi bay các hạt virus Varicella Zoster trên da của người mắc bệnh thuỷ đậu, làm cho virus tiếp xúc với người khác và gây ra lây lan bệnh. Bên cạnh đó, gió có thể làm cho triệu chứng của bệnh thuỷ đậu trở nên xấu hơn. Vì những lý do trên người bệnh cần tránh những nơi có gió! Thuỷ đậu nên tắm lá gì? Khi bạn mắc bệnh thuỷ đậu, việc tắm rửa là một phương pháp rất quan trọng giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và giúp cải thiện tình trạng bệnh và tắm lá sẽ hỗ trợ phần nào! Một số loại lá bạn có thể sử dụng để tắm khi bị thuỷ đậu: Tắm lá khế, lá chè xanh, lá kinh giới, lá mướp đắng,... Đây đều là những loại lá có chất dinh dưỡng có lợi cho da, có tính mát, kháng viêm, thanh lọc và giải độc. Cần lưu ý rằng tình trạng da của mỗi người là khác nhau, nếu có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào hãy tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ gần nhất để được tư vấn cụ thể. Hy vọng những kiến thức trên đây sẽ giúp bạn hiểu được khi bị thuỷ đậu cần kiêng gì và cách phòng tránh, điều trị tại nhà. Mộc Hương chúc bạn mau chóng khỏi bệnh để trở lại với cuộc sống thường ngày! Bài viết liên quan: Sốt xuất huyết có tắm được không? Tắm sáng có tốt không? Có nên tắm vào buổi sáng
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra, lây truyền qua muỗi vằn Aedes aegypti. Bệnh thường xảy ra chủ yếu vào những mùa mưa. Nhiều người có quan niệm rằng đã bị sốt xuất huyết thì không nên tắm! Vậy có thực sự sốt xuất huyết có kiêng tắm không mời bạn cùng Mộc Hương tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé! Bị sốt xuất huyết có nên tắm gội không? Sốt xuất huyết có tắm gội được không? Những lợi ích và tác hại khi tắm Những điều cần lưu ý tắm gội khi bị sốt xuất huyết Bị sốt xuất huyết có nên tắm gội không? Vấn đề khi bị sốt xuất huyết có được tắm không? luôn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Khi bị sốt xuất huyết bạn hoàn toàn có thể tắm được, tuy nhiên cần chú ý vào tình trạng sốt, môi trường, thời gian tắm, nhiệt độ nước,... . Nếu như bạn bị sốt quá cao thì bạn chỉ nên lau qua người bằng khăn ấm. Sốt xuất huyết có tắm gội được không? Những lợi ích và tác hại khi tắm Người bị ốm có nhiệt độ khá cao nếu bạn tắm với nước lạnh cơ thể sẽ bị thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột dẫn đến những tình trạng nguy hiểm như đột quỵ, sốc nhiệt,... vì vây, khi tắm bạn cần lưu ý tắm với nước ấm. Bạn có thể sử dụng thêm sữa tắm thảo mộc mang tính ấm, đẩy hàn, duy trì nhiệt độ cơ thể như sữa tắm Hương Nhu Gừng, sữa tắm Cam Gừng Lợi ích Giúp hạ sốt: Thật bật ngờ đúng không! Khi tắm nước ấm giúp giãn nở mạch máu, tăng lưu thông và tắm cũng sẽ giúp cơ thể toát mồ hồi giúp hạ nhiệt cơ thể từ đó giúp hạ sốt. Cơ thể người bệnh thoải mái: Nước ấm giúp thư giãn cơ bắp, giảm đau nhức và người bệnh cảm thấy thoải mái hơn Vệ sinh cơ thể và giảm ngứa: Một số trường hợp bị sốt xuất huyết có thể bị ngứa da, do người bệnh đổ mồ hôi nhiều dễ bẩn. Tắm sẽ giúp bạn loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi và vi khuẩn trên cơ thể, giúp người bệnh cảm thấy sạch sẽ và dễ chịu hơn. Tác hại Có thể khiến cho tình trạng sốt trở nên xấu hơn: Nếu tắm với nước lạnh hoặc tắm quá lâu có thể khiến cho cơ thể của người bệnh bị mất nhiệt làm cho tình trạng sốt cao hơn. Gây co mạch máu: Nước ấm giúp các mạch máu trong cơ thể được giãn nở giúp lưu thông tốt hơn nhưng nước lạnh thì hoàn toàn ngược lại, nước lạnh làm giảm lượng lưu thông lượng máu đến các cơ quan dẫn đến nguy hiểm. Những điều cần lưu ý tắm gội khi bị sốt xuất huyết Chỉ nên tắm bằng nước ấm: Nước ấm giúp cơ thể thư giãn, giảm sốt và tránh co mạch máu. Tuyệt đối không tắm nước lạnh. Tắm nhanh, không nên tắm quá lâu: Tắm quá lâu có thể khiến cơ thể bị mất nhiệt, dẫn đến hạ thân nhiệt. Nên tắm trong vòng 10-15 phút. Lau khô người sau khi tắm: Tránh để cơ thể bị lạnh sau khi tắm. Nên dùng khăn mềm để lau khô người. Không nên kỳ cọ mạnh: Kỳ cọ mạnh có thể khiến da bị tổn thương, dẫn đến chảy máu. Tham khảo ý kiến của BÁC SĨ trước khi tắm để có lời khuyên tốt nhất! Theo dõi tình trạng sức khỏe sau khi tắm: Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cần thông báo ngay cho bác sĩ gần nhất. Hy vọng những kiến thức trên đây sẽ giúp bạn hiểu được khi bị sốt xuất huyết có nên tắm không, và nên tắm như thế nào. Mộc Hương chúc bạn mau chóng khỏi bệnh để trở lại với cuộc sống thường ngày!
Tắm cho trẻ sơ sinh là một trong những thử thách khó khăn nhưng cũng rất thú vị cho những người lần đầu làm bố làm mẹ. Làm thể nào để tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách? Ngay trong bài viết dưới đây, Mộc Hương sẽ giúp mẹ bỉm cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng và đơn giản. Lợi ích của việc tắm đúng cách cho trẻ sơ sinh Những lưu ý khi chuẩn bị nước tắm cho trẻ sơ sinh Cách đúng tắm cho trẻ sơ sinh chi tiết Lợi ích của việc tắm đúng cách cho trẻ sơ sinh Làm sạch cơ thể bé Tất nhiên rồi, tắm sẽ giúp bé loại bỏ bụi bẩn, mồ hồi và chất bẩn trên da bé, giúp bé sạch sẽ và khoẻ mạnh. Ngăn ngừa hăm da, rôm sảy, mẩn ngứa và các vấn đề ngoài da khác. Giúp bé ngủ ngon giấc hơn Hầu hết trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều trong một ngày. Khi tắm, trẻ sẽ được tỉnh táo, thư giãn, thoải mãi và dễ chịu hơn. Bên cạnh đó, nước ấm giúp bé hạ thân nhiệt điều này giúp bé ngủ sâu và ngủ ngon giấc hơn. Nếu bạn tắm cùng thời điểm mỗi ngày có thể giúp bé hình thành thói quen ngủ, bé sẽ phát triển tốt hơn về thể chất và tinh thần Giúp trẻ phát triển các giác quan Có một số nghiên cứu chứng minh rằng tắm giúp bé phát triển các giác quan. Ví dụ, một nghiên cứu của Đại học California, Berkeley cho thấy rằng những trẻ sơ sinh được tắm thường xuyên có khả năng phát triển các giác quan tốt hơn những trẻ không được tắm thường xuyên. Thông qua việc tắm bé sẽ cảm nhận được sự ấm áp, âm thanh của nước, mềm mại của khăn, mùi hương của sữa tắm. Tắm chính là một trong những cách giúp bé khai thác giác quan đơn giản, dễ dàng và hiệu quả nhất. Tạo sự gần gũi Thật vậy, khoảng thời gian tắm cho bé sơ sinh là thời gian xây dựng và tạo sự gần gũi giữa bố mẹ và trẻ. Bởi thường ngày trẻ dành phần lớn thời gian để ngủ, và bố mẹ cũng bận rộn với công việc, dọn dẹp nhà cửa và nấu nướng,... .Khi tắm cho bé, bố mẹ chú ý đảm bảo đến sự an toàn và tắm cho bé đúng cách. Trong khoảng thời gian này mẹ nên thể hiện tình yêu thương của mình dành cho trẻ, nói chuyện và vui chơi cùng bé. Vốn từ vựng, cảm xúc của bé cũng sẽ được xây dựng trong khoảng thời gian này. Phát triển hệ miễn dịch Khi tắm bé được thư giãn cơ thể bé sẽ tiết ra hormone cortisol, hormone này có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Nước cũng sẽ kích thích lưu thông máu giúp các tế bào miễn dịch di chuyển khắp cơ thể, giúp bé chống lại bệnh tật tốt hơn. Những lưu ý khi chuẩn bị nước tắm cho trẻ sơ sinh Nhiệt độ nước tắm cho trẻ sơ sinh Nhiệt độ tắm cho trẻ sơ sinh là vấn đề mà nhiều mẹ bỉm cần quan tâm trong việc tắm cho trẻ. Nhiệt độ nước tắm không phù hợp quá lạnh hoặc quá nóng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khoẻ của bé rất nhiều. Mẹ bỉm cần lưu ý nước cho trẻ sơ sinh từ 37 - 38 độ C đây cũng là mức nhiệt độ cơ thể của bé, giúp bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu. Thời gian tắm cho trẻ sơ sinh Mẹ bỉm cần đảm bảo đã vệ sinh sạch sẽ nhưng cũng cần tắm nhanh cho bé. Thời gian lý tưởng để tắm cho trẻ sơ sinh nên dưới 10 phút là thời gian đủ làm sạch cơ thể của bé mà không khiến sẽ bị mất nhiệt hay cảm lạnh. Trẻ sơ sinh có nên tắm hàng ngày không? Da của trẻ sơ sinh rất mỏng và nhạy cảm, việc tắm quá thường xuyên sẽ làm da bé bị khô. Tần suất tắm phù hợp cho trẻ sơ sinh là từ 2 -3 lần một tuần. Cách đúng tắm cho trẻ sơ sinh chi tiết Bước 1: Cởi quần áo, tã lót xoa nhẹ cơ thể cho trẻ Bước 2: Nếu tắm thả: Mẹ dùng khăn xô nhúng vào nước ấm và lau nhẹ nhàng toàn thân bé theo thự tự từ mặt, cổ, ngực, hõm nách, bụng, lưng, tay, chân. Tiếp đến là vệ sinh các bộ phận sinh dục. Tráng lại người cho bé, tắm xong lau khô người cho bé, nếu rốn bị ướt làm khô bằng cồn 70 độ, mặc quần áo, quấn tã cho bé cuối cùng là gội đầu và lau vùng tai cho bé. Nếu tắm từng phần: Mẹ nên sử dụng cách này để tắm cho trẻ khi trẻ bị ốm hoặc thời tiết quá lạnh. Mẹ cũng cần lau người bé theo thứ tự từ khoé mặt qua vành tai, cổ, hõm nách, ngực, bụng tay và chân. Sau đó, mẹ bỉm dùng một bông gạc hay khăn mềm (khăn sữa). Trong quá trình tắm từng phần mẹ tránh làm ướt rốn của bé. Sau khi tắm xong mẹ mặc quần áo, quấn tã cho bé cuối cùng là gội đầu và lau vùng tai cho bé. Bước 3: Chăm sóc mắt cho bé dùng bông gạc sạch thấm nước đun sôi để nguội (giúp khử khuẩn) hoặc mẹ có thể chuẩn bị một chai muối sinh lý lau mắt cho trẻ từ khoé mắt đến đôi mắt, các mẹ nên sử dụng hai bông gạc khác nhau. Sau khi lau sau mẹ nhỏ 1 vài giọt nước muối sinh lý vào mắt và mũi cho bé. Các mẹ cần thực hiện điều này hàng ngày để ngăn ngừa nhiễm khuẩn cho mắt bé. Khi tắm cho bé, mẹ cần chú ý nếu có biểu hiện bất thường với rốn của bé như sưng đỏ, chảy mủ, chảy máu,... mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Cảm ơn mẹ đã đọc hết bài viết, Mộc Hương hy vọng rằng với những kiến thức trên có thể giúp những người lần đầu làm bố, mẹ. Tắm cho trẻ sơ sinh thực sự không quá khó mẹ cần lưu ý các bước, thứ tự vệ sinh cho bé. Khi bố, mẹ thực hiện nhiều lần thì việc tắm cho bé không còn là khó khăn mà còn đem lại cảm giác vui vẻ, thư giãn cho bé. Bài viết liên quan: Sốt xuất huyết có tắm được không? Tắm sáng có tốt không? Có nên tắm vào buổi sáng Sữa tắm thảo mộc Mộc Hương cho gia đình