Hotline: 086 53 54 860
Giỏ hàng

Những lợi ích tắm lá me cho bà bầu và trẻ sơ sinh

Lá me là một loại lá rất thân thuộc với người dân Việt Nam, là me có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của bà bầu và trẻ sơ sinh. Tắm lá me từ lâu đã là biện pháp dân gian chữa những căn bệnh ngoài da như mề đay, rôm sảy, trị ngứa,... .   Trong bài viết này, mời các mẹ cùng Mộc Hương tìm hiểu cách tắm lá me cho trẻ sơ sinh, tắm lá me cho bà bầu, tắm lá me có tác dụng gì, nổi mề đay tắm lá gì nhé.   Thành phần có trong lá me Lá me chứa một loạt các chất dinh dưỡng và hợp chất có lợi ích cho sức khỏe dưới đây là một số thành phần có trong lá me được Mộc Hương tổng hợp được: Vitamin C: Tăng cường hệ miễn dịch, giúp tái tạo tế bào da, chống oxi hóa. Axit acitric: Chống viêm và nhiễm trùng, giúp có làn được làn da khỏe mạnh. Tannin: Kháng khuấn, làm dịu cơ bắp. Vitamin A: Kích thích phát triển tế bào. Vitamic B: Hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa, giúp chăm sóc sức khỏe của tóc và da. Canxi: rất quan trọng đối với quá trình phát triển của xương đặc biệt là trẻ nhỏ. Kali: Cung cấp năng lượng, hỗ trợ cơ bắp của cơ thể. Sắt: tham gia vào qua trình trao đổi chất tránh tình trạng thiếu máu. Tắm lá me chữa bệnh ngoài da Tắm lá me trị ngứa và mề đay Có rất nhiều bà mẹ thắc mắc rằng nổi mề đay tắm lá gì, lá me chính là một trong các loại lá chữa trị mề đay và ngứa vô cùng hiệu quả. Bên trong có các dưỡng chất tanin, vitamic C, axit citric, axit amin,... . Hỗ trợ chữa mề đay và trị ngứa.   Tắm lá me trị viêm cơ địa và ghẻ Bệnh viêm da cơ địa, hay còn gọi là viêm da cơ địa học, là một loại bệnh da liễu mãn tính. Biểu hiện rõ nhất thông qua các triệu chứng như đỏ, sưng, nổi mẩn, và ngứa trên da.   Ghẻ là do rệp nhỏ sarcoptes scabiei sau khi bám được vào bề mặt da, chúng sẽ chui sâu vào bên trong để đẻ trứng. Những biểu hiện có thể thấy là ngứa và phát ban đặc biệt vào ban đêm có những dấu vết nhỏ, lớp vảy xám.   Axit citric trong lá me kiểm soát độ viêm, nấm gây ghẻ da rất tốt. Bên cạnh đó axit amin, tanin, vitamic C tạo cho làn da bạn lớp kháng khuẩn, chất chống oxi hóa ngoài ra kali có thể cung cấp độ ẩm giúp làn da của bạn thêm chắc khỏe.    Cách chuẩn bị tắm lá me và những ai có thể tắm được lá me Tắm lá me cho trẻ sơ sinh Một phương pháp tắm dân gian chữa trị rôm sảy, mè đay,... cho trẻ sơ sinh. Lá me có tính chất kháng khuẩn, làm sạch da và cung cấp độ ẩm cho da. Tuy nhiên, chăm sóc cho trẻ sơ sinh cần sự cẩn thận và theo sự hướng dẫn của bác sĩ vì da của trẻ nhỏ rất nhạy cảm.   Cách tắm lá me cho trẻ sơ sinh Chuẩn bị: 100-200g lá me, 3 lít nước, khăn khô mềm. Cách đun nước: Lá me nên được vò nhẹ, đợi nước sôi rồi bỏ lá me đã chuẩn bị vào nồi tiếp tục đun khoảng 15 phút tắt bếp. Để nước nguội bớt rồi vớt lá me ra, mẹ có thể pha thêm nước lạnh sao cho nhiệt độ để tắm cho trẻ là 37-38 độ. Cách tắm cho trẻ:  Nên đặt chân bé vào trước sau đó đặt bé từ từ vào chậu nước giúp cơ thể của bé thích nghi với nhiệt độ. Tắm cho trẻ cần nhanh chóng trong khoảng từ 5-7 phút, vì cơ thể của trẻ dễ bị cảm lạnh. Tắm xong lau khô người cho bé và nhanh chóng mặc quần áo giữ ấm cho cơ thể của bé. Tắm lá me cho bà bầu  Làn da của bà bầu và trẻ đều rất nhạy cảm dễ bị dị ứng nổi mề day, ngứa. Tất nhiên, tắm lá me cũng là giải pháp tuyệt vời dành cho bà bầu. Cũng giống như trẻ sơ sinh bà bầu cũng cần chăm sóc cẩn thận và nên hỏi ý kiến bác sĩ.   Cách tắm lá me cho bà bầu Chuẩn bị và cách nấu nước cho bà bầu khá giống với chuẩn bị và nấu nước cho trẻ sơ sinh, chỉ cần thay đổi lượng lá và nước sao cho phù hợp với các mẹ. Các mẹ chú ý khi tắm Nên dùng nước làm ướt chân trước rồi từ từ đến cơ thể. Như đã nói ở trên cơ thể của bà bầu cực kỳ nhạy cảm, cho nên các mẹ cần lưu ý tắm trong khoảng 10 phút tránh bị cảm lạnh gây ảnh hưởng đến mẹ và bé.   Lưu ý - Các lá chọn để tắm cần rửa sạch sẽ và tránh những loại lá héo úa, phun thuốc.  - Mỗi người có một làn da khác nhau, trước khi tắm cần thử trước trên làn da nhỏ như tay hay chân. Nếu có dị ứng nhẹ bạn có thể điều chỉnh lượng lá me và thử lại trên tay và chân trước khi tắm. - Với trường hợp dị ứng nặng cần ngưng tắm ngay lập tức và hỏi liên hệ đến bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất.   Cảm ơn các mẹ đã đọc bài viết, Mộc Hương chúc mẹ và bé có thật nhiều sức khỏe nhé!! Nếu bạn không có điều kiện chuẩn bị lá tắm tươi bạn có thể tham khảo Sữa tắm thảo mộc được tạo nên từ các loại thảo mộc bản địa Việt Nam của Mộc Hương. Trong đó 2 loại sữa tắm gội dành riêng cho trẻ nhỏ đó là sữa tắm & gội trẻ em dành cho trẻ từ 1-10 tuổi và Sữa tắm & gội dịu nhẹ dành riêng cho trẻ bị viêm da cơ địa, da nhạy cảm. Bên cạnh làm sạch dịu nhẹ, dưỡng da trẻ mềm mại, đặc biệt sữa tắm & gội của Mộc Hương còn hỗ trợ ngăn ngừa và cải thiện tình trạng rôm sảy, mẩn ngứa, viêm da ở trẻ nhỏ,... rất hiệu quả. Bạn có thể tham khảo thêm Tắm lá thiên nhiên là gì? Các loại lá tắm tốt cho cơ thể Tắm lá tía tô có thực sự trắng da như mọi người nghĩ            

Hướng dẫn bao sái bàn thờ đón may mắn và tài lộc

Một năm cũ sắp qua, chúng ta chuẩn bị đón một năm mới sắp đến. Cuối năm là thời điểm mà mọi người chuẩn bị bao sái bàn thờ để đón tài lộc và may mắn cho năm tới. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết bao sái bàn thờ đúng cách. Trong bài viết này cùng Mộc Hương khám phá cách bao sái bàn thờ, bao sái bàn thờ vào ngày nào tốt, văn khấn xin bao sái bàn thờ gia tiên nhé.   Bao sái bàn thờ là gì? Theo Phật Giáo bao sái bàn thờ là việc vệ sinh bát hương. Bao sái bàn thờ đây là công việc quan trọng cần làm khi tạm biệt năm cũ. Công việc bao sái bàn thờ thường được các gia chủ thực hiện vào ngày cúng ông Công, ông Táo tức vào ngày 23 tháng chạp hằng năm.   Trên thực tế, hàng tháng vào các ngày mùng 1 và ngày rằm khi cúng thờ để tưởng nhớ gia tiên mọi người cũng hay dọn dẹp bàn thờ. Thế nhưng bao sái bàn thờ vào dịp cuối năm quan trọng và có ý nghĩa hơn rất nhiều. Vì vậy mà việc lau dọn bàn thờ hay rút tỉa chân nhang để bàn thờ trở nên gọn gàng và khang trang thể hiện lòng hiếu thảo, thành kính của con cháu với ông bà tổ tiên của gia chủ.   Tại sao cần phải bao sái và rút tỉa chân hương bàn thờ? Các nghiên cứu phong thủy cho rằng khu vực bàn thờ là nơi tích tụ luồng khí trong gia đình. Những luồng khí này có thể ảnh hưởng đến công việc, đời sống của gia đình. Do đó việc chúng ta để quá nhiều chân nhang sẽ ảnh hưởng đến luồng khí lưu chuyển trên bàn thờ và từ đó ảnh hưởng xấu đến vận khí của gia đình. Chính vì như vậy, việc bao sái và rút tỉa chân hương bàn thờ là vô cùng quan trọng và cần thiết. Ở một số nơi khi gia chủ đặt bát hương lên bàn thờ thì được xem là bất di bất dịch và khi bao sái bàn thờ cần sự chú ý, tỉ mỉ và cẩn thận hết mức.   Chuẩn bị lễ, mâm cúng, dụng cụ trước khi bao sái bàn thờ Dụng cụ Bàn cao được phủ giấy đỏ hoặc vải đỏ để đặt những đồ vật thờ cúng. Hoặc mâm đồng nếu không có bàn gia chủ cần đặt đồ vật vào mâm. Chậu chuyên đựng hoặc chậu sạch mới để đựng nước bao sái bàn thờ. Khăn cũng vậy, 2 chiếc sạch hoặc mới để lau bàn thờ và đồ thờ. Một chiếc để lau ướt và một chiếc để lau khô. Chổi quét bàn thờ. Hương và đồ lễ đã chuẩn bị trước.     Lễ bao sái bàn thờ bao gồm: 1 đĩa xôi 1 miếng thịt luộc 1 đĩa hoa trái theo mùa 1 ấm trà và bộ 5 chén nhỏ 1 chén nước sôi để nguội 2 lọ hoa tươi 3 chén rượu nhỏ 3 lễ tiền vàng   Nước bao sái bàn thờ 1 trong số những dụng cụ để bao sái bàn thờ thì nước bao sái bàn thờ là rất quan trọng. Quan niệm xưa cho rằng dùng những loại nước bao sái chuyên dụng sẽ được phù hộ, bảo vệ cho gia chủ.  Nước ngũ vị hương Nước chứa 5 hương liệu bao gồm đinh hương, quế, gỗ vang và bạch đàn. Những loại thảo mộc Mộc Hương vừa nêu có công dụng xua đuổi tà khí. Ngoài ra mùi hương của những thảo mộc cũng rất dễ chịu và xua đuổi côn trùng hiệu quả Nước rượu pha gừng Chỉ cần đập 1-2 củ gừng rồi cho vào rượu là bạn đã có nước bao sái bàn thờ. Dùng nước rượu pha gừng này sẽ đem lại tài lộc, thịnh vượng cho gia chủ Nước ấm  Đây là nước bao sái bàn thờ dễ thực hiện nhất nếu như gia chủ không có thời gian. Bạn chỉ cần đun nước sôi, chờ nước nguội bớt rồi dùng khăn để lau dọn Nước thơm Lộc Hương Lộc Hương là hương thơm mang lại tài lộc, thịnh vượng, may mắn và tốt lành. Chữ Lộc còn bắt nguồn từ chữ “Lục”, tức là số 6. Lộc Hương chắt chiu tinh hoa của 6 mùi hương tinh dầu: mùi già, trầm hương, ngải cứu, gừng, quế, hồi. Là những loại thảo mộc dân gian có khả năng loại bỏ vết bẩn, tà khí, xui xẻo, những điều phiền muộn lo âu, mang đến sự thư thái, dễ chịu, bình an. Khi lau trên bề mặt, còn giúp làm sáng bóng đồ thờ cúng, chống ẩm mốc, xua đuổi côn trùng.    Cách bao sái bàn thờ & rút tỉa chân hương bàn thờ Bao sái ban thờ ngày nào tốt Theo quan niệm của Phật Giáo thì bàn thở luôn luôn phải sạch sẽ. Cho nên gia chủ không nên đợi đến cuối năm mới lau dọn, bao sái bàn thờ như vậy thì trong 364 ngày chúng ta vô tình để bụi bẩn bám trên bên thờ. Gia chủ có thể chọn ngày đẹp để bao sái bàn thờ hàng tháng miễn sao gia chủ có lòng thành là được.   Người bao sái bàn thờ Trước khi thực hiện bao sái bàn thờ cần tắm rửa sạch sẽ, gọn gàng đầu tóc. Và người thục hiện cần là người có tâm chỉn chu trong việc thờ cúng tổ tiên. Thứ tự khi lau bàn thờ Những gia đình có bàn thờ Phật, Bồ Tát thì lau dọn trước rồi mới lau dọn đến bàn thờ gia tiên. Tuyệt đối không được tiến hành lau dọn bàn thờ gia tiên trước vì điều này được cho là bất kính. Khi thực hiện, nên dùng khăn ẩm thấm nước bao sái chuẩn bị từ trước để lau tượng theo thứ tự: Lau mặt tượng, lau đầu, lau cổ rồi lau dần xuống dưới chân. Gia đình không thờ Phật thì người bao sái bàn thờ sẽ lau bài vị đầu tiên, sau đó đến bát hương và cuối cùng các đồ vật khác. Sau khi các đồ vật đã khô thì người bao sái  xếp lại đúng vị trí cũ. Thắp một tuần hương và bày đồ lễ đã chuẩn bị lên  Về phần bùa chú, chân nhang, cành vàng, lá ngọc,... của năm cũ thì hóa hết. Phần tro thì đem bón cây hay thả xuống dòng nước.   Chi tiết các bước bao sái bàn thờ Bước 1: Chuẩn bị lễ vật cúng sau đó đọc bài văn khấn xin phép bao sái bàn thờ. Đợi cho hương tàn thì lau dọn bàn thờ. Bước 2: Hạ các vật phẩm thờ cúng, cần dọn dẹp xuống bàn hoặc mâm đồng. Tuy nhiên cần lưu ý tuyệt đối không di chuyển bát hương bởi  xê dịch qua hướng xấu có thể gây ra những điều không may. Bước 3: Gia chủ cần có một chiếc bàn phủ vải đỏ hoặc giấy đỏ để đặt bài vị, bình hoa, di ảnh, chén nước, đèn thờ, mâm bồng… Nếu bàn thờ có bài vị gia tiên và các vị thần thì cần đặt ra hai chỗ khác nhau. Bước 4: Dùng khăn sạch với nước ngũ vị hương hoặc nước bao sái bàn thờ để lau toàn bộ đồ thờ cúng.  Bước 5: Sau khi lau bài vị xong gia chủ thực hiện rút tỉa chân hương và dọn bát hương. Dùng thìa nhỏ xúc từng thìa tro trong bát hương. Sau đó tiến lau sạch lại bát hương.  Cần lưu ý không nên nhấc bát hương lên để đổ tro ra ngoài vì như vậy có thể gây nên tình trạng “tán tài”  ảnh hưởng đến  may mắn. Bước 6: Sau khi hoàn tất việc lau chùi, đặt lại đồ thờ cúng ở đúng vị trí, thay 3 hũ nước, gạo và muối. Xong xuôi đọc văn khấn xin thỉnh các ngài về báo cáo đã xong việc bao sái bàn thờ. Bước 7: Đem tất cả chân hương đã rút tỉa đốt hết. Bước 8: Sau khi bao sái bàn thờ xong nên quét dọn lại không gian phòng thờ, nhà ở.  Như vậy sẽ giúp loại trừ toàn bộ năng lượng xấu, thanh lọc không khí để đón nhận luồng năng lượng mới tài lộc và tốt lành.   Văn khấn bao sái bàn thờ gia tiên Văn khấn xin rút chân nhang Văn khấn bao sái bàn thờ Văn khấn xin tỉa chân nhang Văn khấn sau khi bao sái bàn thờ gia tiên   Lưu ý khi bao sái bàn thờ Tuyệt đối không lau chùi bài vị của tổ tiên trước bài vị của Phật, Bồ Tát. Bởi người xưa quan niệm đó Ɩà mạo phạm, bất kính  tới Thần Phật. Tuyệt đối không được vứt phần chân hương hoặc đồ thờ cúng vào những nơi ô uế, thùng rác. Không dùng đồ không sạch sẽ để lau dọn, bao sái ban thờ. Gia chủ cần  có bộ đồ chuyên dụng để lau chùi ban thờ. Không được để các đồ thờ cúng sai vị trí.  Có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tài lộc và may mắn. Không nên lau dọn ban thờ bằng rượu với những gia đình có ban thờ Phật. Bồ Tát ở trên ban gia tiên. Trên đây là các bài văn khấn bao sái bát hương, xin tỉa chân nhang, dọn bàn thờ mà Mộc Hương tổng hợp được. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Các bạn có thể tham khảo thêm: Những công dụng của tinh dầu mùi già và cách sử dụng hiệu quả Tắm lá mùi già vào những ngày cuối năm và những điều bạn nên biết

Tắm lá tía tô có thực sự trắng da như mọi người nghĩ?

Tía tô không chỉ là rau thơm ăn kèm với bữa ăn trong gia đình Việt Nam mà còn được biết đến như một thảo dược chữa bệnh vậy. Ngoài ra lá tía tô còn là nguyên liệu làm đẹp mà nhiều chị em yêu thích. Trong bài viết này, cùng Mộc Hương tắm lá tía tô có tác dụng gì? cách tắm lá tía tô hiệu quả? những ai nên tắm lá tía tô nhé.   Các thành phần có trong lá tía tô Lá tía tô có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và hoạt chất quý, có tác dụng tốt đối với sức khỏe và sắc đẹp. Các thành phần chính trong lá tía tô bao gồm: Vitamin A  giúp duy trì sự khỏe mạnh của tầm nhìn, làm tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin C cung cấp năng lượng và duy trì sức khỏe của làn da. Vitamin K duy trì sức khỏe của hệ xương và cơ. Vitamin E bảo vệ tế bào khỏi tác động của gốc tự do, có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa. Vitamin B (B1, B2, B3, B5, B6, B9): Tham gia vào quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, hỗ trợ chức năng não bộ, duy trì sức khỏe của tóc và da. Canxi Quan trọng cho sức khỏe của xương và răng, tham gia vào quá trình đông máu. Magie Cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, quản lý sự co bóp của cơ và chuyển động của tâm trạng. Kali Có vai trò trong điều tiết áp lực máu, chức năng cơ và cung cấp năng lượng. Folate (Vitamin B9) phát triển của tế bào mới, đặc biệt là quan trọng trong thai kỳ để giảm nguy cơ các vấn đề liên quan đến não và tủy sống. Sắt: giúp cơ thể trao đổi chất và tránh tình trạng thiếu máu. Thành phần có trong lá tía tô Công dụng của tắm lá tía tô với làn da Tắm lá tía tô là một phương pháp dân gian được sử dụng từ lâu đời để chăm sóc da và sức khỏe. Lá tía tô có chứa nhiều hoạt chất quý, có tác dụng tốt đối với da và cơ thể.   Trắng da giúp da khỏe mạnh mịn màng Tắm trắng bằng lá tía tô là một phương pháp làm trắng da an toàn từ thiên nhiên được nhiều người áp dụng và cho hiệu quả tốt. Lá tía tô có chứa các chất chống oxy hóa, vitamin C, vitamin E và các khoáng chất, giúp làm trắng da, mờ thâm nám, tàn nhang và ngăn ngừa lão hóa da.   Tắm lá tía tô trị ngứa Tại sao tắm lá tía tô lại trị ngứa được? Các chất kháng khuẩn, kháng viêm trong lá tía tô giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus gây ngứa, đồng thời làm dịu da, giảm kích ứng. Cụ thể, các chất kháng khuẩn trong lá tía tô như quercetin, luteolin,... giúp tiêu diệt các vi khuẩn, virus gây ngứa, như vi khuẩn Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes, virus herpes simplex,... Các chất kháng viêm trong lá tía tô như quercetin, rosmarinic acid,... giúp giảm viêm, sưng, ngứa.   Tắm lá tía tô trị mụn lưng Mụn lưng cũng tương tự như mục trứng cá, nguyên nhân gây lên bệnh mụn lưng là do lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Tắc nghẽn lỗ chân lông thường do tế bào chết tích tụ bên trong lỗ chân lông, nhưng các tuyến dầu bên trong vẫn tiếp tục sản xuất, cơ thể chúng ta hiểu rằng đây là chất lạ nên tạo ra mụn lưng. Lá tía tô có thể giúp cơ thể kiểm soát dầu của da, làm giảm nguy cơ tắc nghẽn lỗ chân lông. Ngoài ra các dưỡng chất bên trong lá tía tô có thể hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào da, giúp da duy trì sức khỏe giảm tổn thương từ mụn.   2 cách tắm lá tía tô hiệu quả  Khi tắm lá tía tô bạn có thể chọn tắm lá tía tô nguyên chất hoặc có thể kết hợp thêm 1 vài loại thảo dược khác để tăng thêm hiệu quả nhé.   Cách tắm nước lá tía tô nguyên chất Đầu tiên là sử dụng nước lá tía tô nguyên chất để tắm là cách đơn giản nhất và tác dụng mang lại cho làn da cũng không kém phần hiệu quả. - Chuẩn bị: 300g lá tía tô, 3 lít nước - Cách làm Rửa sạch lá tía tô để khô ráo nước Cho lá tía tô vào nồi và cho thêm 3 lít nước lọc đã chuẩn bị rồi đun sôi. Khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa và tiếp tụ đun thêm 15 phút rồi tắt bếp. Sau khi nước đã nguội, lọc bã và đổ nước vào bồn tắm hoặc xô lớn. Dùng nước lá tía tô để tắm, sau đó bạn cần tắm lại bằng nước sạch. cách tắm lá tía tô Tắm nước lá tía tô kết hợp ngải cứu Ngải cứu là một trong những loại thảo dược  làm sạch da,làm mờ vết thâm, giảm viêm, nám và tàn nhang. Kết hợp ngải cứu với lá tía tô sẽ giúp bạn có làn da mịn màng và trắng sáng. - Chuẩn bị: 200g lá tía tô,100g ngải cứu khô, 3 lít nước - Cách làm: Rửa sạch lá tía tô và ngải cứu, vớt ra để ráo nước. Cho lá tía tô và ngải cứu vào nồi, đổ khoảng 3 lít nước đã chuẩn bị vào, đậy nắp và đun sôi trong 15 phút. Sau khi nước đã nguội, lọc bỏ bã và đổ vào bồn tắm hoặc xô lớn. Tắm bằng nước lá tía tô và ngải cứu trong 20 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch.   Lưu ý:  Bạn cần tắm đều đặn trong vòng 2-3 tháng mỗi tuần khoảng 3 lần để thấy được hiệu quả rõ rệt mà tắm lá tía tô đem lại. Trước khi tắm với lá tía tô bạn cần thử trước trên làn da nhỏ như tay hoặc chân rồi mới tắm toàn thân để đảm bảo rằng làn da của bạn không bị dị ứng với lá tía tô nhé. Như vậy với những chia sẻ lá mùi già cũng như cách tắm lá mùi già để tắm chiều 30 tết trên, Mộc Hương hy vọng rằng bạn sẽ có thêm cho mình những kiến thức thú vị về tết cũng như phong tục tắm là mùi của Việt Nam.  Nếu bạn không có điều kiện chuẩn bị lá tắm tươi bạn có thể tham khảo Sữa tắm thảo mộc được tạo nên từ các loại thảo mộc bản địa Việt Nam của Mộc Hương. Trong đó 2 loại sữa tắm gội dành riêng cho trẻ nhỏ đó là sữa tắm & gội trẻ em dành cho trẻ từ 1-10 tuổi và Sữa tắm & gội dịu nhẹ dành riêng cho trẻ bị viêm da cơ địa, da nhạy cảm. Bên cạnh làm sạch dịu nhẹ, dưỡng da trẻ mềm mại, đặc biệt sữa tắm & gội của Mộc Hương còn hỗ trợ ngăn ngừa và cải thiện tình trạng rôm sảy, mẩn ngứa, viêm da ở trẻ nhỏ,... rất hiệu quả. Bạn có thể tham khảo thêm Tắm lá thiên nhiên là gì? Các loại lá tắm tốt cho cơ thể Tắm lá khế có thực sự tốt như mọi người thường nói? Cách tắm lá khế hiệu quả

Tắm lá mùi già vào ngày cuối năm và những điều bạn nên biết

Tắm lá mùi già ngày lễ tết là phong tục lâu đời của Việt Nam chúng ta. Tắm lá mùi  già không chỉ giúp xả xui, xua đuổi những điều đen đủi của năm cũ mà còn đem lại những lợi ích về sức khỏe mà có thể chúng ta không biết. Trong bài viết này cùng Mộc Hương khám phá lá mùi già là gì lá mùi già có tác dụng như thế nào và cách tắm là mùi già nhé.  Tắm lá mùi già vào dịp tết  Tổng quan về lá mùi già Lá mùi già là gì Lá mùi hay còn có những cái tên khác như: hương tuy, hồ tuy, ngổ thơm là một trong những loại lá gần gũi và quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Lá mùi thuộc thân thảo, có cánh lá nhỏ và có hoa trắng. Khi mùi già sẽ có những quả nhỏ mọc quanh thân cây. Theo quan niệm dân gian trước giao thừa, già trẻ lớn bé đều tắm lá mùi già để mang lại nhiều may mắn, tài lộc và thành công trong năm mới. Bên cạnh đó, mùi hương của lá mùi tạo hương thơm nhẹ nhàng tinh khiết vô cùng dễ chịu.   Các thành phần và công dụng của lá mùi già thành phần của lá mùi già Thành phần 𝛼-Pinene, 𝛽-Pinene trong mùi già có đặc tính xua đuổi côn trùng tránh cho làn da tiếp xúc với mầm bệnh. Thành phần dodecenal được chứng minh là có hiệu quả gấp đôi những loại thuốc kháng sinh được sử dụng trong việc tiêu diệt các vi khuẩn gây hại trong thực phẩm như salmonella (vi khuẩn gây bệnh thương hàn). Thành phần linalool chiếm hàm lượng lớn trong tinh dầu mùi già có khả năng kháng khuẩn nhờ khả năng giảm độ dày thành tế bào vi khuẩn và phá vỡ màng ngoài của vi khuẩn. Axit linoleic có trong mùi già cũng có các đặc tính chống viêm ngăn ngừa các loét do tì đè. Thành phần Beta carotene, ferulic là các chất chống oxy hóa có tác dụng chống lão hóa. Ý nghĩa của việc tắm lá mùi già vào dịp lễ tết Từ xa xưa, dân gian Việt Nam đã có phong tục tắm lá mùi già vào 2 ngày 29 và 30 tết. Bạn có tự hỏi, vì sao người Việt Nam chúng ta lại có thói quen tắm lá mùi già những ngày lễ tết. Hầu hết mọi người sẽ cho rằng hương thơm của lá mùi già giúp ta tĩnh tâm sau một năm vất vả. Hương thơm của lá mùi già  như gột rửa những điều đã cũ, những vướng bận năm cũ,...  Cách tắm lá mùi già Chuẩn bị nguyên liệu Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị: 1 bó mùi già (có hoa và quả trên thân cây), 1 củ gừng, 2-3 thìa muối trắng và 2-3 lít nước. Cách nấu nước lá mùi già Bước 1:Ngâm mùi già với muối 10 phút để loại bỏ vi khuẩn. Bước 2 Rửa sạch bó mùi già và củ gừng để ráo khô nước. Bước 3: Đập dập gừng, rồi  cho lá mùi già, gừng và nước đun sôi. Bước 4: Sau khi đun sôi 10 phút, tắt bếp cho muối đã chuẩn bị vào nồi. Bước 5: Chắt lá mùi già và gừng sau đó pha thêm nước lạnh để có nước ấm đi tắm.   Những lưu ý khi tắm lá mùi già lưu ý khi tắm lá mùi già  Cây mùi được chọn để làm lá tắm nên là cây mùi già, đã trổ bông, có hạt. Màu xanh từ lá và thân có thể đã chuyển qua màu tím. Rửa sạch để loại bỏ những bụi bẩn và tạp chất. Lá mùi già dù có rất nhiều lợi ích về sức khỏe, nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng lá mùi già để tắm. Đặc biệt, với những người mắc các bệnh như thủy đậu, sởi, da trầy xước, bong tróc da, nhiễm trùng da thì không nên tắm lá mùi già bởi có thể nó sẽ khiến cho tình trạng bệnh tình của bạn trở nặng hơn. Đối với bà bầu và trẻ sơ sinh là những người có làn da nhạy cảm vì thế các bạn không nên tùy tiện tắm lá mùi già. Nếu bạn vẫn muốn hãy thử trên tay xem có kích ứng không rồi mới tắm nhé. Như vậy với những chia sẻ lá mùi già cũng như cách tắm lá mùi già để tắm chiều 30 tết trên, Mộc Hương hy vọng rằng bạn sẽ có thêm cho mình những kiến thức thú vị về tết cũng như phong tục tắm là mùi của Việt Nam.  Nếu bạn không có điều kiện chuẩn bị lá tắm tươi bạn có thể tham khảo Sữa tắm thảo mộc được tạo nên từ các loại thảo mộc bản địa Việt Nam của Mộc Hương. Trong đó 2 loại sữa tắm gội dành riêng cho trẻ nhỏ đó là sữa tắm & gội trẻ em dành cho trẻ từ 1-10 tuổi và Sữa tắm & gội dịu nhẹ dành riêng cho trẻ bị viêm da cơ địa, da nhạy cảm. Bên cạnh làm sạch dịu nhẹ, dưỡng da trẻ mềm mại, đặc biệt sữa tắm & gội của Mộc Hương còn hỗ trợ ngăn ngừa và cải thiện tình trạng rôm sảy, mẩn ngứa, viêm da ở trẻ nhỏ,... rất hiệu quả.   Bạn có thể tham khảo thêm Tắm lá thiên nhiên là gì? Các loại lá tắm tốt cho cơ thể Hướng dẫn bao sái bàn thờ đón may mắn và tài lộc Những công dụng của tinh dầu mùi già và cách sử dụng hiệu quả

Tắm lá khế có thực sự tốt như mọi người thường nói? Cách tắm lá khế hiệu quả

Tắm lá khế thường được biết đến là một trong những bài thuốc dân gian để chữa các bệnh ngoài da như mề đay, rôm sảy, mẩn ngứa, dị ứng, … . Vậy có nên tắm lá khế cho trẻ sơ sinh? Tắm lá khế cho bà bầu? Tắm lá khế có tác dụng gì?   Trong bài viết này, Mộc Hương mời các mẹ cùng tìm hiểu công dụng của lá khế, tắm lá khế có tác dụng gì và cách tắm lá khế cho trẻ sơ sinh, cách tắm lá khế cho bà bầu. Thành phần có trong lá khế Tắm lá khế có các hoạt chất đối với sức khỏe, chữa viêm da cơ địa, trị ngứa và mề đay,... dưới đây là các thành phần chính trong lá khế.  Vitamin C: Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi tác hại của các gốc tự do. Flavonoid: Flavonoid là một nhóm chất chống oxy hóa có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng. Tanin: Tanin có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giúp bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại. Saponin: Saponin có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giúp làm sạch da, loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn. Kẽm: Kẽm là một khoáng chất cần thiết cho hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Sắt: Sắt là một khoáng chất cần thiết cho quá trình tạo máu. Magie: Magie là một khoáng chất cần thiết cho hệ thần kinh, giúp thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng.   tắm lá khế trong việc làm sạch da đối với sức khỏe Tắm lá khế chữa các bệnh ngoài da Tắm lá khế có tác dụng gì có lẽ là câu hỏi mà nhiều bà mẹ thắc mắc. Tắm lá khế giúp làn da của chúng ta  loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn, có được làn da khỏe mạnh, mịn màng. Lá khế sẽ giúp cho làn da thêm khả năng kháng khuẩn giúp da chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường. Tắm lá khế giúp thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng, cảm thấy dễ chịu hơn. Mộc Hương mách các mẹ một vài bệnh ngoài da mà lá khế có thể chữa được.   Tắm lá khế trị ngứa và chữa mề đay Mề đay hay còn gọi là mày đay, chính là phản ứng mao mạch trên da với các yếu tố khác nhau và một số nghiên cứu chỉ ra rằng vi khuẩn Staphylococcus aureus góp phần gây ra bệnh mề đay.   Tắm nước lá khế có thể được sử dụng Giảm ngứa, giảm viêm, kháng dị ứng: Tắm lá khế có tác dụng làm dịu da, khó chịu do các bệnh da liễu như mề đay. Các hoạt chất có trong lá khế, như flavonoid, tanin, saponin, có tác dụng giảm viêm, kháng dị ứng, kích ứng trên da giúp ngăn chặn sự sản sinh histamine, một chất trung gian hóa học gây ra các triệu chứng của mề đay.   Tắm lá khế trị ghẻ Bệnh ghẻ là gì? Ghẻ là do rệp nhỏ sarcoptes scabiei sau khi bám được vào bề mặt da, chúng sẽ chui sâu vào bên trong để đẻ trứng. Những biểu hiện có thể thấy là ngứa và phát ban đặc biệt vào ban đêm có những dấu vết nhỏ, lớp vảy xám, dày và dễ vỡ vụn trên da khi đụng vào.   Các hoạt chất kháng khuẩn, kháng viêm: Lá khế có chứa các hoạt chất như tanin, saponin, flavonoid,... có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giúp tiêu diệt ký sinh trùng gây bệnh ghẻ. Vitamin C có trong lá khế là một chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi tác hại của các gốc tự do, giúp tăng cường sức đề kháng của da, giúp da chống lại sự xâm nhập của ký sinh trùng gây bệnh ghẻ.   Tắm lá khế chữa viêm da cơ địa Bệnh viêm da cơ địa, hay còn gọi là viêm da cơ địa học, là một loại bệnh da liễu mãn tính. Biểu hiện rõ nhất thông qua các triệu chứng như đỏ, sưng, nổi mẩn, và ngứa trên da.    Tắm lá khế chữa viêm da cơ địa là một phương pháp dân gian được áp dụng từ lâu đời và mang lại hiệu quả khá tốt. Theo y học cổ truyền, lá khế có vị chua, chát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm. Và những hoạt chất Mộc Hương đã nhắc đến ở trên như flavonoid, tanin, saponin cũng có thể chữa viêm da cơ địa rất tốt   Lá khế có thể tắm được cho ai? Tắm lá khế cho trẻ sơ sinh  Trẻ sơ sinh có nên tắm lá khế không? Đây là câu hỏi của rất nhiều bà mẹ, việc tắm lá khế cho trẻ sơ sinh là một phương pháp truyền thống trong y học dân gian một số vùng miền. Lá khế được cho là có những tính chất chống vi khuẩn, giúp làm sạch và mát da. Tuy nhiên, việc này nên được thực hiện cẩn thận và theo sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh. Cách tắm lá khế cho trẻ sơ sinh Chuẩn bị: Cần chuẩn bị khoảng nắm lá khế không quá non hay quá già và loại bỏ những lá bị sâu và úa. Tiếp đến  ngâm lá khế với muối loãng từ 10-20 phút, muối sẽ giúp loại bỏ những vi khuẩn, sau khi ngâm xong vớt lá ra rửa lại với nước. Cuối cùng cần chuẩn bị thêm một thau nước ấm, khăn mềm để lau tráng và lau khô người cho bé. Cách nấu nước tắm cho trẻ Nên vò nhẹ lá khế rồi cho vào nồi nước khoảng 2-3 lít nước tùy thuộc vào số lượng lá đã chuẩn bị. Đun nước cho đến khi nước sôi, tiếp tục đun với lửa nhỏ thêm khoảng 5-10 phút để tinh dầu lá khế được tiết ra nhiều nhất. Sau khi đun xong  cần để nước nguội bớt, rồi vớt lá khế và cặn. Chú ý nếu nước quá nóng thì nên pha thêm nước loãng sao cho nhiệt độ của nước là 37-38 độ C. Cách tắm cho trẻ  Trước khi tắm nên tráng nước trắng cho trẻ để loại bỏ bụi bẩn. Nên đặt chân bé vào trước sau đó đặt bé từ từ vào chậu nước giúp cơ thể của bé thích nghi với nhiệt độ. Tắm cho trẻ cần nhanh chóng trong khoảng từ 5-7 phút, vì cơ thể của bé dễ bị cảm lạnh. Tắm xong lau khô người cho bé và nhanh chóng mặc quần áo giữ ấm cho cơ thể của bé.    tắm lá khế Tắm lá khế cho bà bầu Bà bầu có cơ thể cực kỳ nhạy cảm khiến cho làn da của bà bầu dễ bị dị ứng, ngứa ngáy, nổi mề đay là chuyện khó tránh khỏi. Tuy nhiên các mẹ không nên chủ quan và xem thường, cần tìm giải pháp khắc phục nhanh chóng để tranh tình trạng nổi mề đay, ngứa ngáy tránh ảnh hưởng đến cà mẹ và bé. Chuẩn bị và cách nấu nước cho bà bầu khá giống với chuẩn bị và nấu nước cho trẻ sơ sinh, chỉ cần thay đổi lượng lá và khoảng 3 lít nước sao cho phù hợp với các mẹ. Cách tắm cho bà bầu Nên dùng nước làm ướt chân trước rồi từ từ đến cơ thể  Như đã nói ở trên cơ thể của bà bầu cực kỳ nhạy cảm, cho nên các mẹ cần lưu ý tắm trong khoảng 10 phút tránh bị cảm lạnh gây ảnh hưởng đến mẹ và bé   Một số lưu ý khi tắm lá khế - Chú ý khi chọn lọc lá tắm cần tránh những lá khế bị nhiễm thuốc trừ sâu hay các lá héo úa. - Nếu có dấu hiệu của dị ứng cần ngưng tắm lá khế ngay lập tức. Các mẹ có thể sử dụng liệu pháp an toàn hơn như Sữa tắm thảo mộc của Mộc Hương. - Mặc dù tắm lá khế có nhiều lợi ích là thế, nhưng lá khế cũng sẽ phản ứng khác nhau với từng làn da của mỗi người. Trước khi tắm lá khế nên thử vùng da nhỏ trên cơ thể như tay hay chân. - Dị ứng khi tắm lá khế là một phản ứng bất thường của cơ thể đối với các chất có trong lá khế. Các dấu hiệu để bạn nhận biết như ngứa ngáy mẩn đỏ, đỏ da, khó thở buồn nôn, tăng huyết áp,... Bạn cần liên hệ tới bác sĩ để có lời khuyên phù hợp với sức khỏe.   Lời kết - Tắm lá khế là phương pháp mà nhiều người sử dụng để giảm ngứa, làm dịu và làm mát da, và có thể giúp kiểm soát một số vấn đề da như mề đay, kích ứng da, hoặc viêm nhiễm. Trên đây là những kinh nghiệm Mộc Hương chia sẻ tới các bà mẹ.   Nếu bạn không có điều kiện chuẩn bị lá tắm tươi bạn có thể tham khảo Sữa tắm thảo mộc được tạo nên từ các loại thảo mộc bản địa Việt Nam của Mộc Hương. Trong đó 2 loại sữa tắm gội dành riêng cho trẻ nhỏ đó là sữa tắm & gội trẻ em dành cho trẻ từ 1-10 tuổi và Sữa tắm & gội dịu nhẹ dành riêng cho trẻ bị viêm da cơ địa, da nhạy cảm. Bên cạnh làm sạch dịu nhẹ, dưỡng da trẻ mềm mại, đặc biệt sữa tắm & gội của Mộc Hương còn hỗ trợ ngăn ngừa và cải thiện tình trạng rôm sảy, mẩn ngứa, viêm da ở trẻ nhỏ,... rất hiệu quả.   Bạn có thể tham khảo thêm kiến thức thú vị Tắm lá thiên nhiên là gì? Các loại lá tắm tốt cho cơ thể Tắm lá tía tô như thế nào? Cách tắm nước lá tía tô      

Tặng Bạn Bản Nhạc Nghi Thức Tắm Vỗ Về Thân - Tâm cùng Mộc Hương

Mến chào Bạn của Mộc Hương, Mộc Hương tặng bạn Nghi Thức Tắm Vỗ Về Thân Tâm để tận hưởng trọn vẹn khoảnh khắc kết nối với bản thân trong khi tắm.  Tất cả những gì bạn cần chuẩn bị trước khi thực hiện nghi thức tắm Vỗ về thân tâm là 10 phút tập trung toàn bộ dành cho thời gian tắm, để lại hết những công việc bồn bề, muộn phiền ở bên ngoài cửa phòng tắm. Và bắt đầu...