Hotline: 086 53 54 860
Giỏ hàng
Ghẻ là gì? Nguyên nhân bị ghẻ và các phương pháp phòng ngừa, điều trị
09/03/2024

Ghẻ là gì? Nguyên nhân bị ghẻ và các phương pháp phòng ngừa, điều trị

Bệnh ghẻ là một trong những bệnh da liễu phổ biến ở nước ta. Ghẻ là căn bệnh dễ thấy ở các vùng dân cư có điều kiện vệ sinh kém, đông đúc, nơi ở chật hẹp,... Ghẻ không gây hiệu quả nghiêm trọng đến sức khỏe tuy nhiên nếu không nhận biết và điều trị ghẻ sớm thì đây là điều kiện gây lên những triệu chứng nghiêm trọng hơn: nhiễm trùng, viêm cầu thận cấp, chàm hóa.

Vậy ghẻ là gì? dấu hiệu nhận và điều trị ghẻ như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề này.

Ghẻ là gì?

Ghẻ là một bệnh da liễu do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei (cái ghẻ) gây ra. Cái ghẻ có kích thước rất nhỏ, chỉ có thể nhìn thấy bằng kính hiển vi. Chúng đào hang dưới da và đẻ trứng, gây ra các triệu chứng ngứa, nổi mẩn, vết xước,....

Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết bị ghẻ

  • Ngứa ngáy dữ dội: Ngứa thường xuất hiện vào ban đêm, khiến người bệnh khó ngủ và gãi ngứa nhiều.
  • Nổi mẩn đỏ sẩn, mụn nước nhỏ li ti trên da, thường xuất hiện ở kẽ ngón tay, cổ tay, nách, bẹn, bộ phận sinh dục, và có thể lan ra toàn thân.
  •  Do gãi ngứa nhiều, người bệnh có thể gãi xước da, dẫn đến tổn thương da và nguy cơ nhiễm trùng.
  • Đường hầm ghẻ: Cái ghẻ đào hang dưới da tạo thành những đường hầm nhỏ, sần sùi, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Nguyên nhân bị ghẻ

Ở trên chúng ta biết được rằng ghẻ do ký sinh trùng (tên khoa học là Sarcoptes scabiei hominis) gây nên.

Bệnh ghẻ thường do những con ghẻ cái gây nên, ghẻ đực không bệnh bì nó sẽ chết sau cùng với ghẻ cái giao hợp. Quá trình tác động của ghẻ cái: Ghẻ cái tiết ra Enzyme Proteases làm suy giảm lớp sừng của người, từ đó ghẻ cái có thể di chuyển, đào hàng và đẻ trứng dễ dàng hơn trên lớp da ngoài cùng của người. Sau 3-5 ngày trứng ghẻ nở thành ấu trùng, ấu trùng cần lột xác nhiều lần để trưởng thành quá trình này kéo dài trong 2-3 tuần. Ghẻ cái sinh sôi nảy nở nhanh, với điều kiện thuận lợi một con ghẻ cái sau 2-3 tháng có thể có 150 triệu con, ghẻ cái sẽ chết sau khi đẻ hết trứng của mình

Ghẻ cái có rất nhiều loại, có loại gây bệnh ở người và có những loại gây bệnh ở súc vật như chó, mèo, lợn, chuột, dê,...

Đường lây truyền bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ có thể lây truyền được không

Bệnh ghẻ có thể lây truyền được.

Bệnh ghẻ lây truyền qua đâu

  • Tiếp xúc trực tiếp với da người bệnh: Đây là cách lây truyền phổ biến nhất. Khi tiếp xúc trực tiếp với da người bệnh, ký sinh trùng ghẻ có thể dễ dàng lây sang người khác.
  • Tiếp xúc với các vật dụng bị ô nhiễm: Ký sinh trùng ghẻ có thể sống sót trên các vật dụng như quần áo, khăn tắm, ga giường trong vài ngày. Do đó, nếu bạn tiếp xúc với các vật dụng bị ô nhiễm bởi ký sinh trùng ghẻ, bạn có thể bị lây bệnh.

Các phương pháp điều trị ghẻ

Điều trị ghẻ

Sử dụng thuốc 

- Thuốc trị ghẻ phổ biến hiện nay có 2 dạng là kem bôi hoặc thuốc uống.

- Thuốc sử dụng cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Các biện pháp hỗ trợ

- Sử dụng thuốc giảm ngứa để giảm bớt triệu chứng ngứa.

- Cắt móng tay, móng chân tránh gây trầy xước da từ đó tạo điều kiện cho những bệnh nghiêm trọng khác.

- Tắm lá tự nhiên cũng là phương pháp dân gian hỗ trợ điều trị ghẻ vô cùng tốt. Một số loại lá tắm có thể trị ghẻ có thể tham khảo như Tắm lá chè xanh, lá tía tô, mướp đắng, lá khế,...


Phòng ngừa

Vệ sinh cá nhân

- Tắm rửa thường xuyên, rửa tay sau khi đi vệ sinh tiếp xúc với người khác

- Giữ cho móng tay, chân luôn sạch sẽ

Vệ sinh môi trường bạn sống

- Giặt rũ quần áo, khăn tắm, ga giường bằng nước nóng (trên 60°C) và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời

- Hút bụi thường xuyên nhà cửa, thảm, rèm cửa,...

- Tay nắm cửa, công tắc điện,đồ chơi,.... các đồ vật mà người nhà trong gia đình bạn thường xuyên sử dụng

Tránh tiếp xúc với người bệnh

- Tránh tiếp xúc trực tiếp với da người bị ghẻ.

- Không sử dụng chung quần áo, ga giường, ga tắm với người bị ghẻ

- Nếu bắt buộc phải tiếp xúc với người bị ghẻ như trẻ nhỏ, cần đeo găng tay và rửa kỹ lưỡng sau khi tiếp xúc

 Sử dụng sản phẩm có khả năng kháng khuẩn

- Sữa tắm thảo mộc Mộc Hương có thể hỗ trợ trong việc điều trị ghẻ ở mức độ nào đó.

- Sữa tắm Mộc Hương chứa các thành phần tự nhiên như Tinh dầu Cam, Tinh dầu Gừng, Dầu Dừa, Glycerin, Vitamin E,... có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và làm dịu da. Tránh tình trạng ngứa khiến trẻ gãi nhiều gây nên tình trạng xước da khiến ghẻ lây lan nhanh hơn. Một số loại sữa tắm nên tham khảo: Sữa tắm Cam Gừng, Sữa tắm & gội trẻ em.

Bài viết liên quan

Da nhạy cảm là gì? cách nhận biết, điều trị và những sản phẩm dành cho da nhạy cảm

Da khô là gì? dưỡng ẩm và chăm sóc da khô

Bình luận của bạn

Bài viết liên quan

Sốt xuất huyết có tắm được không? Nên lưu ý gì khi tắm

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra, lây truyền qua muỗi vằn Aedes aegypti. Bệnh thường xảy ra chủ yếu vào những mùa mưa. Nh...

Cách tắm cho trẻ sơ sinh an toàn đơn giản cho mẹ bỉm

Tắm cho trẻ sơ sinh là một trong những thử thách khó khăn nhưng cũng rất thú vị cho những người lần đầu làm bố làm mẹ. Làm thể nào để tắm cho trẻ s...

Tắm nước nóng có thực sự tốt không? Những lợi ích tắm nước nóng đem lại

Tắm nước nóng là một thói quen đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống và tận hưởng những giây phút ...

Top các loại sữa tắm thư giãn, thổi bay căng thẳng từ tinh dầu thảo mộc tốt nhất

Cuộc sống bây giờ bận rộn, tất bật, công nghệ hóa, mọi người thường hướng quá nhiều ra bên ngoài, có xu hướng sử dụng điện thoại,.... khiến cho cơ ...