Hotline: 086 53 54 860
Giỏ hàng
Tắm lá khế có thực sự tốt như mọi người thường nói? Cách tắm lá khế hiệu quả
15/12/2023

Tắm lá khế có thực sự tốt như mọi người thường nói? Cách tắm lá khế hiệu quả

Tắm lá khế thường được biết đến là một trong những bài thuốc dân gian để chữa các bệnh ngoài da như mề đay, rôm sảy, mẩn ngứa, dị ứng, … . Vậy có nên tắm lá khế cho trẻ sơ sinh? Tắm lá khế cho bà bầu? Tắm lá khế có tác dụng gì?

Trong bài viết này, Mộc Hương mời các mẹ cùng tìm hiểu công dụng của lá khế, tắm lá khế có tác dụng gì và cách tắm lá khế cho trẻ sơ sinh, cách tắm lá khế cho bà bầu.

Thành phần có trong lá khế

Tắm lá khế chữa các bệnh ngoài da

Lá khế có thể tắm được cho ai?

Một số lưu ý khi tắm lá khế

Thành phần có trong lá khế

Tắm lá khế có các hoạt chất đối với sức khỏe, chữa viêm da cơ địa, trị ngứa và mề đay,... dưới đây là các thành phần chính trong lá khế.

  1.  Vitamin C: Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi tác hại của các gốc tự do.
  2. Flavonoid: Flavonoid là một nhóm chất chống oxy hóa có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng.
  3. Tanin: Tanin có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giúp bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại.
  4. Saponin: Saponin có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giúp làm sạch da, loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn.
  5. Kẽm: Kẽm là một khoáng chất cần thiết cho hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
  6. Sắt: Sắt là một khoáng chất cần thiết cho quá trình tạo máu.
  7. Magie: Magie là một khoáng chất cần thiết cho hệ thần kinh, giúp thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng.

Cách tắm lá khế hiệu quả  tắm lá khế trong việc làm sạch da đối với sức khỏe

Tắm lá khế chữa các bệnh ngoài da

Tắm lá khế có tác dụng gì có lẽ là câu hỏi mà nhiều bà mẹ thắc mắc. Tắm lá khế giúp làn da của chúng ta  loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn, có được làn da khỏe mạnh, mịn màng. Lá khế sẽ giúp cho làn da thêm khả năng kháng khuẩn giúp da chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường. Tắm lá khế giúp thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng, cảm thấy dễ chịu hơn. Mộc Hương mách các mẹ một vài bệnh ngoài da mà lá khế có thể chữa được.

Tắm lá khế trị ngứa và chữa mề đay

Mề đay hay còn gọi là mày đay, chính là phản ứng mao mạch trên da với các yếu tố khác nhau và một số nghiên cứu chỉ ra rằng vi khuẩn Staphylococcus aureus góp phần gây ra bệnh mề đay.

Tắm nước lá khế có thể được sử dụng Giảm ngứa, giảm viêm, kháng dị ứng: Tắm lá khế có tác dụng làm dịu da, khó chịu do các bệnh da liễu như mề đay. Các hoạt chất có trong lá khế, như flavonoid, tanin, saponin, có tác dụng giảm viêm, kháng dị ứng, kích ứng trên da giúp ngăn chặn sự sản sinh histamine, một chất trung gian hóa học gây ra các triệu chứng của mề đay.

Tắm lá khế trị ghẻ

Bệnh ghẻ là gì? Ghẻ là do rệp nhỏ sarcoptes scabiei sau khi bám được vào bề mặt da, chúng sẽ chui sâu vào bên trong để đẻ trứng. Những biểu hiện có thể thấy là ngứa và phát ban đặc biệt vào ban đêm có những dấu vết nhỏ, lớp vảy xám, dày và dễ vỡ vụn trên da khi đụng vào.

Các hoạt chất kháng khuẩn, kháng viêm: Lá khế có chứa các hoạt chất như tanin, saponin, flavonoid,... có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giúp tiêu diệt ký sinh trùng gây bệnh ghẻ. Vitamin C có trong lá khế là một chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi tác hại của các gốc tự do, giúp tăng cường sức đề kháng của da, giúp da chống lại sự xâm nhập của ký sinh trùng gây bệnh ghẻ.

Tắm lá khế chữa viêm da cơ địa

Bệnh viêm da cơ địa, hay còn gọi là viêm da cơ địa học, là một loại bệnh da liễu mãn tính. Biểu hiện rõ nhất thông qua các triệu chứng như đỏ, sưng, nổi mẩn, và ngứa trên da. 

Tắm lá khế chữa viêm da cơ địa là một phương pháp dân gian được áp dụng từ lâu đời và mang lại hiệu quả khá tốt. Theo y học cổ truyền, lá khế có vị chua, chát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm. Và những hoạt chất Mộc Hương đã nhắc đến ở trên như flavonoid, tanin, saponin cũng có thể chữa viêm da cơ địa rất tốt

Lá khế có thể tắm được cho ai?

Tắm lá khế cho trẻ sơ sinh

 Trẻ sơ sinh có nên tắm lá khế không? Đây là câu hỏi của rất nhiều bà mẹ, việc tắm lá khế cho trẻ sơ sinh là một phương pháp truyền thống trong y học dân gian một số vùng miền. Lá khế được cho là có những tính chất chống vi khuẩn, giúp làm sạch và mát da. Tuy nhiên, việc này nên được thực hiện cẩn thận và theo sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh.

Cách tắm lá khế cho trẻ sơ sinh

Chuẩn bị:

  • Cần chuẩn bị khoảng nắm lá khế không quá non hay quá già và loại bỏ những lá bị sâu và úa.
  • Tiếp đến  ngâm lá khế với muối loãng từ 10-20 phút, muối sẽ giúp loại bỏ những vi khuẩn, sau khi ngâm xong vớt lá ra rửa lại với nước.
  • Cuối cùng cần chuẩn bị thêm một thau nước ấm, khăn mềm để lau tráng và lau khô người cho bé.

Cách nấu nước tắm cho trẻ

  • Nên vò nhẹ lá khế rồi cho vào nồi nước khoảng 2-3 lít nước tùy thuộc vào số lượng lá đã chuẩn bị. Đun nước cho đến khi nước sôi, tiếp tục đun với lửa nhỏ thêm khoảng 5-10 phút để tinh dầu lá khế được tiết ra nhiều nhất.
  • Sau khi đun xong  cần để nước nguội bớt, rồi vớt lá khế và cặn.
  • Chú ý nếu nước quá nóng thì nên pha thêm nước loãng sao cho nhiệt độ của nước là 37-38 độ C.

Cách tắm cho trẻ 

  • Trước khi tắm nên tráng nước trắng cho trẻ để loại bỏ bụi bẩn.
  • Nên đặt chân bé vào trước sau đó đặt bé từ từ vào chậu nước giúp cơ thể của bé thích nghi với nhiệt độ.
  • Tắm cho trẻ cần nhanh chóng trong khoảng từ 5-7 phút, vì cơ thể của bé dễ bị cảm lạnh.
  • Tắm xong lau khô người cho bé và nhanh chóng mặc quần áo giữ ấm cho cơ thể của bé.

 

Cách tắm lá khế hiệu quả  tắm lá khế

Tắm lá khế cho bà bầu

Bà bầu có cơ thể cực kỳ nhạy cảm khiến cho làn da của bà bầu dễ bị dị ứng, ngứa ngáy, nổi mề đay là chuyện khó tránh khỏi. Tuy nhiên các mẹ không nên chủ quan và xem thường, cần tìm giải pháp khắc phục nhanh chóng để tranh tình trạng nổi mề đay, ngứa ngáy tránh ảnh hưởng đến cà mẹ và bé.

Chuẩn bị và cách nấu nước cho bà bầu khá giống với chuẩn bị và nấu nước cho trẻ sơ sinh, chỉ cần thay đổi lượng lá và khoảng 3 lít nước sao cho phù hợp với các mẹ.

Cách tắm cho bà bầu

  • Nên dùng nước làm ướt chân trước rồi từ từ đến cơ thể 
  • Như đã nói ở trên cơ thể của bà bầu cực kỳ nhạy cảm, cho nên các mẹ cần lưu ý tắm trong khoảng 10 phút tránh bị cảm lạnh gây ảnh hưởng đến mẹ và bé

Một số lưu ý khi tắm lá khế

- Chú ý khi chọn lọc lá tắm cần tránh những lá khế bị nhiễm thuốc trừ sâu hay các lá héo úa.

- Nếu có dấu hiệu của dị ứng cần ngưng tắm lá khế ngay lập tức. Các mẹ có thể sử dụng liệu pháp an toàn hơn như Sữa tắm thảo mộc của Mộc Hương.

- Mặc dù tắm lá khế có nhiều lợi ích là thế, nhưng lá khế cũng sẽ phản ứng khác nhau với từng làn da của mỗi người. Trước khi tắm lá khế nên thử vùng da nhỏ trên cơ thể như tay hay chân.

- Dị ứng khi tắm lá khế là một phản ứng bất thường của cơ thể đối với các chất có trong lá khế. Các dấu hiệu để bạn nhận biết như ngứa ngáy mẩn đỏ, đỏ da, khó thở buồn nôn, tăng huyết áp,... Bạn cần liên hệ tới bác sĩ để có lời khuyên phù hợp với sức khỏe.

Lời kết

- Tắm lá khế là phương pháp mà nhiều người sử dụng để giảm ngứa, làm dịu và làm mát da, và có thể giúp kiểm soát một số vấn đề da như mề đay, kích ứng da, hoặc viêm nhiễm. Trên đây là những kinh nghiệm Mộc Hương chia sẻ tới các bà mẹ.

Nếu bạn không có điều kiện chuẩn bị lá tắm tươi bạn có thể tham khảo Sữa tắm thảo mộc được tạo nên từ các loại thảo mộc bản địa Việt Nam của Mộc Hương. Trong đó 2 loại sữa tắm gội dành riêng cho trẻ nhỏ đó là sữa tắm & gội trẻ em dành cho trẻ từ 1-10 tuổi và Sữa tắm & gội dịu nhẹ dành riêng cho trẻ bị viêm da cơ địa, da nhạy cảm. Bên cạnh làm sạch dịu nhẹ, dưỡng da trẻ mềm mại, đặc biệt sữa tắm & gội của Mộc Hương còn hỗ trợ ngăn ngừa và cải thiện tình trạng rôm sảy, mẩn ngứa, viêm da ở trẻ nhỏ,... rất hiệu quả.

Bạn có thể tham khảo thêm kiến thức thú vị

Tắm lá thiên nhiên là gì? Các loại lá tắm tốt cho cơ thể

Tắm lá tía tô như thế nào? Cách tắm nước lá tía tô

 

 

 

Bình luận của bạn

Bài viết liên quan

Viêm da cơ địa: Đặc điểm, nguyên nhân và cách chữa viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi lứa tuổi. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu mà còn ...

Những điều cần biết về rụng tóc vành khăn ở trẻ em

Rụng tóc vành khăn là một hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trong giai đoạn khi các bé mới chào đời. Hiện tượng này không chỉ khiến ...

Vẩy nến là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh, cách phòng ngừa và điều trị

Bệnh vảy nến là một căn bệnh mãn tính đã tồn tại từ lâu đời, việc điều trị căn bệnh là một quá trình nghiên cứu qua nhiều thế kỷ. Đến thế kỷ 20, sự...

Viêm nang lông là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng ngừa và điều trị

Viêm nang lông mang lại cảm giác khó chịu, ngứa ngáy,... ảnh hưởng đến sinh hoạt cuộc sống của người bệnh. Ai cũng có thể mắc viêm nang lông. Bệnh ...

icon