Hotline: 086 53 54 860
Giỏ hàng
Rôm sảy là gì? Nguyên nhân từ đâu, cách chữa trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh
29/02/2024

Rôm sảy là gì? Nguyên nhân từ đâu, cách chữa trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh

Rôm sảy ở trẻ sơ sinh là tình trạng da phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là điều làm nhiều bà mẹ đau đầu khi tìm cách chữa trị cho trẻ nhỏ, khi đọc đến đây mẹ không cần phải lo lắng về tình trạng rôm sảy ở trẻ nữa. Vì trong bài viết này Môc Hương sẽ bật mí cho mẹ những cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh và nguyên nhân khiến trẻ bị rôm sảy.

Rôm sảy là gì?

Dấu hiệu nhận biết rôm sảy

Các dạng rôm sảy thường gặp

Nguyên nhân khiến trẻ bị rôm sảy

Cách trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh

Rôm sảy là gì?


Rôm sảy là tình trạng bít tắc tuyến mồ hôi gây ra sự ứ đọng mồ hôi, ống bài tiết dễ bị bụi, ghét và các tế bào chết bít kín các lỗ chân lông khiến làn da bị viêm và xuất hiện các mụn nhỏ màu hồng trên da.

Gần như trẻ sơ sinh nào cũng bị rôm sảy khi thời tiết nóng. Rôm sảy không gây hại trực tiếp đến sức khỏe của trẻ, nhưng mụn rôm làm trẻ ngứa, gãi nhiều khiến da trầy xước, vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào cơ thể làm tiền đề cho những căn bệnh khác

Dấu hiệu nhận biểt rôm sảy 

Rôm sảy thường xuất hiện dưới dạng các nốt mẩn đỏ li ti trên da, thường gặp ở những vùng da có nhiều tuyến mồ hôi như: trán, cổ, ngực, lưng và các nếp gấp da như nách, bẹn,...
Rôm sảy có thể gấy ngứa, khiến trẻ khó chịu và quấy khóc.

Các dạng rôm sảy thường gặp 

Rôm sảy tinh thể

 Trên bề mặt da (biểu bì) bị ảnh hưởng gây ra những vết mẩn trong suốt hay có màu trắng, không gây ngứa, đau cho trẻ. Loại rôm sảy này thường gặp ở trẻ sơ sinh.

Rôm sảy đỏ 

Xảy ra ở lớp da sâu hơn của bề mặt (trung bì). Nốt mẩn này sưng to, có màu đỏ, sần sùi gây ra cảm giác khó chịu ngứa. Rôm sảy đỏ tương tự với rôm sảy tinh thể , rôm sảy đỏ dễ gặp ở trẻ em hơn người lớn.

Rôm sảy sâu


Gây tổn thương đến lớp cuối cùng của (Hạ bì). Các vết mẩn ngứa này to, cứng, màu hơi đỏ và  loại rôm sảy sâu này có thể tái phát nhiều lần. Loại rôm sảy này ta thường gặp ở  người lớn hơn trẻ em.

Nguyên nhân khiến trẻ bị rôm sảy 

  •  Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tuyến mồ hôi chưa phát triển hoàn thiện, dễ bị tắc nghẽn khi cơ thể tiết nhiều mồ hôi.
  • Thời tiết nóng ẩm cơ thể trẻ tiết nhiều mồ hôi, nếu không được thoát ra ngoài dễ gây bít tắc lỗ chân lông, hình thành rôm sảy.
  •  Quần áo không thấm hút mồ hôi, quá chật hoặc quá dày khiến mồ hôi không thoát ra được, gây bí bách và nổi rôm sảy.
  • Tã bỉm không được thay thường xuyên hoặc tã quá chật cũng là nguyên nhân gây rôm sảy ở vùng da tiếp xúc với tã.
  • Da không được làm sạch thường xuyên, đặc biệt là các vùng da gấp, dễ tích tụ mồ hôi và vi khuẩn, gây viêm nhiễm và nổi rôm sảy.

Cách trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh 

Tắm các loại lá


Rôm sảy tắm lá gì, tắm lá nào hiệu quả đẩy lùi khi bé bị rôm sảy? Một trong số các loại lá được các mẹ thường xuyên truyền tai nhau là: Tắm lá sài đất, lá khế, lá mướp đắng, lá chè xanh... Là các phương pháp dân gian dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da cho trẻ. Đặc biệt vào mùa hè, tắm lá cho trẻ sơ sinh là cách giải nhiệt vô cùng hiệu quả giúp cải thiện tình trạng rôm sảy, mụn nhọt,...  

 Sử dụng sữa tắm thảo mộc Mộc Hương 

Sữa tắm thảo mộc Mộc Hương được chiết xuất từ các loại thảo mộc thiên nhiên như: Khuynh diệp - Chanh, Hương Nhu, Gừng, Mùi Già... có tính mát, giúp làm dịu da, giảm ngứa và sát khuẩn.
Sữa tắm thảo mộc không chứa các chất tạo màu, tạo mùi, paraben và hóa chất độc hại nên an toàn cho da nhạy cảm của trẻ em.
Chứa các thành phần dưỡng ẩm như: glycerin, vitamin E,... giúp giữ ẩm cho da, làm mềm da và giảm tình trạng khô da. 

Mách mẹ các mẹo phòng ngừa, hạn chế rôm sảy cho bé 

  • Giữ làn da trẻ, khô ráo, tránh tích tụ mồ hôi bằng cách mặc quần áo rộng rãi, mỏng nhẹ hay dùng quạt, máy điều hòa (không nên cho trẻ nằm phòng có điều hòa quá 2 tiếng 1 ngày tránh khô da, suy giảm hệ miễn dịch, mất nước) 
  • Chườm lạnh bằng khăn giúp giảm đỏ, sưng và ngứa do rôm sảy. Không chườm đá trực tiếp lên da trẻ vì nó sẽ gây bỏng lạnh
  • Hạn chế việc trẻ dùng tay gãi nếu gãi mạnh sẽ gây xước da tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể

Trên đây là những kiến thức về Rôm sảy, cách nhận biết cũng như cách điều trị. Nếu tình trạng của trẻ kéo dài, nặng hơn thì mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất.

Những kiến thức thú vị mà mẹ nên biết:

Sữa tắm thảo mộc là gì? Các tiêu chí khi lựa chọn và TOP sữa tắm thảo mộc tốt nhất

Da nhạy cảm là gì? cách nhận biết, điều trị và những sản phẩm dành cho da nhạy cảm

Bình luận của bạn

Bài viết liên quan

Rụng tóc sau sinh cần bổ sung vitamin gì? bao lâu thì hết?

Làm mẹ là điều vô cùng thiêng liêng của mỗi người phụ nữ, nhưng trong quá trình mang thai hay sau sinh là điều không hề dễ dàng với mẹ bỉm. Có rất ...

Trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gì? bí quyết giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh

Tay chân miệng là căn bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Các bọng nước nổi ở lòng bàn chân, bàn tay, trong miệng và một số vùng da k...

Cây tầm bóp có tác dụng gì? Tắm lá tầm bóp cho trẻ sơ sinh có tốt không

Cây tầm bóp có tác dụng gì? Cây tầm bóp thực sự có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khoẻ: hỗ trợ sức khoẻ tim mạch, hỗ trợ điều trị ung thư, cải ...

Sữa tắm dưỡng sinh - gia đình cùng khoẻ

Sữa Tắm Dưỡng Sinh chắc hẳn đây là lần đầu tiên bạn nghe đến câu này nhỉ? Bạn hiểu như thế nào về câu này, hãy thử nghĩ và bình luận cảm nghĩ tuyệt...

icon