Hotline: 086 53 54 860
Giỏ hàng
Hướng dẫn bao sái bàn thờ đón may mắn và tài lộc
23/12/2023

Hướng dẫn bao sái bàn thờ đón may mắn và tài lộc

Một năm cũ sắp qua, chúng ta chuẩn bị đón một năm mới sắp đến. Cuối năm là thời điểm mà mọi người chuẩn bị bao sái bàn thờ để đón tài lộc và may mắn cho năm tới. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết bao sái bàn thờ đúng cách. Trong bài viết này cùng Mộc Hương khám phá cách bao sái bàn thờ, bao sái bàn thờ vào ngày nào tốt, văn khấn xin bao sái bàn thờ gia tiên nhé.

 

Bao sái bàn thờ là gì?

Theo Phật Giáo bao sái bàn thờ là việc vệ sinh bát hương. Bao sái bàn thờ đây là công việc quan trọng cần làm khi tạm biệt năm cũ. Công việc bao sái bàn thờ thường được các gia chủ thực hiện vào ngày cúng ông Công, ông Táo tức vào ngày 23 tháng chạp hằng năm.

 

Trên thực tế, hàng tháng vào các ngày mùng 1 và ngày rằm khi cúng thờ để tưởng nhớ gia tiên mọi người cũng hay dọn dẹp bàn thờ. Thế nhưng bao sái bàn thờ vào dịp cuối năm quan trọng và có ý nghĩa hơn rất nhiều. Vì vậy mà việc lau dọn bàn thờ hay rút tỉa chân nhang để bàn thờ trở nên gọn gàng và khang trang thể hiện lòng hiếu thảo, thành kính của con cháu với ông bà tổ tiên của gia chủ.

 

Tại sao cần phải bao sái và rút tỉa chân hương bàn thờ?

Các nghiên cứu phong thủy cho rằng khu vực bàn thờ là nơi tích tụ luồng khí trong gia đình. Những luồng khí này có thể ảnh hưởng đến công việc, đời sống của gia đình. Do đó việc chúng ta để quá nhiều chân nhang sẽ ảnh hưởng đến luồng khí lưu chuyển trên bàn thờ và từ đó ảnh hưởng xấu đến vận khí của gia đình.

Chính vì như vậy, việc bao sái và rút tỉa chân hương bàn thờ là vô cùng quan trọng và cần thiết. Ở một số nơi khi gia chủ đặt bát hương lên bàn thờ thì được xem là bất di bất dịch và khi bao sái bàn thờ cần sự chú ý, tỉ mỉ và cẩn thận hết mức.

 

Chuẩn bị lễ, mâm cúng, dụng cụ trước khi bao sái bàn thờ

Dụng cụ

  1. Bàn cao được phủ giấy đỏ hoặc vải đỏ để đặt những đồ vật thờ cúng. Hoặc mâm đồng nếu không có bàn gia chủ cần đặt đồ vật vào mâm.
  2. Chậu chuyên đựng hoặc chậu sạch mới để đựng nước bao sái bàn thờ.
  3. Khăn cũng vậy, 2 chiếc sạch hoặc mới để lau bàn thờ và đồ thờ. Một chiếc để lau ướt và một chiếc để lau khô.
  4. Chổi quét bàn thờ.
  5. Hương và đồ lễ đã chuẩn bị trước.

 

 

    Lễ bao sái bàn thờ bao gồm:

    1. 1 đĩa xôi
    2. 1 miếng thịt luộc
    3. 1 đĩa hoa trái theo mùa
    4. 1 ấm trà và bộ 5 chén nhỏ
    5. 1 chén nước sôi để nguội
    6. 2 lọ hoa tươi
    7. 3 chén rượu nhỏ
    8. 3 lễ tiền vàng

     

    Nước bao sái bàn thờ

    1 trong số những dụng cụ để bao sái bàn thờ thì nước bao sái bàn thờ là rất quan trọng. Quan niệm xưa cho rằng dùng những loại nước bao sái chuyên dụng sẽ được phù hộ, bảo vệ cho gia chủ. 

    Nước ngũ vị hương

    Nước chứa 5 hương liệu bao gồm đinh hương, quế, gỗ vang và bạch đàn. Những loại thảo mộc Mộc Hương vừa nêu có công dụng xua đuổi tà khí. Ngoài ra mùi hương của những thảo mộc cũng rất dễ chịu và xua đuổi côn trùng hiệu quả

    Nước rượu pha gừng

    Chỉ cần đập 1-2 củ gừng rồi cho vào rượu là bạn đã có nước bao sái bàn thờ. Dùng nước rượu pha gừng này sẽ đem lại tài lộc, thịnh vượng cho gia chủ

    Nước ấm 

    Đây là nước bao sái bàn thờ dễ thực hiện nhất nếu như gia chủ không có thời gian. Bạn chỉ cần đun nước sôi, chờ nước nguội bớt rồi dùng khăn để lau dọn

    Nước thơm Lộc Hương

    Lộc Hương là hương thơm mang lại tài lộc, thịnh vượng, may mắn và tốt lành. Chữ Lộc còn bắt nguồn từ chữ “Lục”, tức là số 6. Lộc Hương chắt chiu tinh hoa của 6 mùi hương tinh dầu: mùi già, trầm hương, ngải cứu, gừng, quế, hồi. Là những loại thảo mộc dân gian có khả năng loại bỏ vết bẩn, tà khí, xui xẻo, những điều phiền muộn lo âu, mang đến sự thư thái, dễ chịu, bình an. Khi lau trên bề mặt, còn giúp làm sáng bóng đồ thờ cúng, chống ẩm mốc, xua đuổi côn trùng. 

     

    Cách bao sái bàn thờ & rút tỉa chân hương bàn thờ

    Bao sái ban thờ ngày nào tốt

    Theo quan niệm của Phật Giáo thì bàn thở luôn luôn phải sạch sẽ. Cho nên gia chủ không nên đợi đến cuối năm mới lau dọn, bao sái bàn thờ như vậy thì trong 364 ngày chúng ta vô tình để bụi bẩn bám trên bên thờ. Gia chủ có thể chọn ngày đẹp để bao sái bàn thờ hàng tháng miễn sao gia chủ có lòng thành là được.

     

    Người bao sái bàn thờ

    Trước khi thực hiện bao sái bàn thờ cần tắm rửa sạch sẽ, gọn gàng đầu tóc. Và người thục hiện cần là người có tâm chỉn chu trong việc thờ cúng tổ tiên.

    Thứ tự khi lau bàn thờ

    1. Những gia đình có bàn thờ Phật, Bồ Tát thì lau dọn trước rồi mới lau dọn đến bàn thờ gia tiên. Tuyệt đối không được tiến hành lau dọn bàn thờ gia tiên trước vì điều này được cho là bất kính. Khi thực hiện, nên dùng khăn ẩm thấm nước bao sái chuẩn bị từ trước để lau tượng theo thứ tự: Lau mặt tượng, lau đầu, lau cổ rồi lau dần xuống dưới chân.
    2. Gia đình không thờ Phật thì người bao sái bàn thờ sẽ lau bài vị đầu tiên, sau đó đến bát hương và cuối cùng các đồ vật khác.
    3. Sau khi các đồ vật đã khô thì người bao sái  xếp lại đúng vị trí cũ. Thắp một tuần hương và bày đồ lễ đã chuẩn bị lên 

    4. Về phần bùa chú, chân nhang, cành vàng, lá ngọc,... của năm cũ thì hóa hết. Phần tro thì đem bón cây hay thả xuống dòng nước.

     

    Chi tiết các bước bao sái bàn thờ

    • Bước 1: Chuẩn bị lễ vật cúng sau đó đọc bài văn khấn xin phép bao sái bàn thờ. Đợi cho hương tàn thì lau dọn bàn thờ.
    • Bước 2: Hạ các vật phẩm thờ cúng, cần dọn dẹp xuống bàn hoặc mâm đồng. Tuy nhiên cần lưu ý tuyệt đối không di chuyển bát hương bởi  xê dịch qua hướng xấu có thể gây ra những điều không may.
    • Bước 3: Gia chủ cần có một chiếc bàn phủ vải đỏ hoặc giấy đỏ để đặt bài vị, bình hoa, di ảnh, chén nước, đèn thờ, mâm bồng… Nếu bàn thờ có bài vị gia tiên và các vị thần thì cần đặt ra hai chỗ khác nhau.
    • Bước 4: Dùng khăn sạch với nước ngũ vị hương hoặc nước bao sái bàn thờ để lau toàn bộ đồ thờ cúng. 
    • Bước 5: Sau khi lau bài vị xong gia chủ thực hiện rút tỉa chân hương và dọn bát hương. Dùng thìa nhỏ xúc từng thìa tro trong bát hương. Sau đó tiến lau sạch lại bát hương.  Cần lưu ý không nên nhấc bát hương lên để đổ tro ra ngoài vì như vậy có thể gây nên tình trạng “tán tài”  ảnh hưởng đến  may mắn.
    • Bước 6: Sau khi hoàn tất việc lau chùi, đặt lại đồ thờ cúng ở đúng vị trí, thay 3 hũ nước, gạo và muối. Xong xuôi đọc văn khấn xin thỉnh các ngài về báo cáo đã xong việc bao sái bàn thờ.
    • Bước 7: Đem tất cả chân hương đã rút tỉa đốt hết.
    • Bước 8: Sau khi bao sái bàn thờ xong nên quét dọn lại không gian phòng thờ, nhà ở.  Như vậy sẽ giúp loại trừ toàn bộ năng lượng xấu, thanh lọc không khí để đón nhận luồng năng lượng mới tài lộc và tốt lành.

     

    Văn khấn bao sái bàn thờ gia tiên

    Văn khấn xin rút chân nhang

    Văn khấn bao sái bàn thờ

    Văn khấn xin tỉa chân nhang

    Văn khấn sau khi bao sái bàn thờ gia tiên

     

    Lưu ý khi bao sái bàn thờ

    • Tuyệt đối không lau chùi bài vị của tổ tiên trước bài vị của Phật, Bồ Tát. Bởi người xưa quan niệm đó Ɩà mạo phạm, bất kính  tới Thần Phật.

    • Tuyệt đối không được vứt phần chân hương hoặc đồ thờ cúng vào những nơi ô uế, thùng rác.

    • Không dùng đồ không sạch sẽ để lau dọn, bao sái ban thờ. Gia chủ cần  có bộ đồ chuyên dụng để lau chùi ban thờ.

    • Không được để các đồ thờ cúng sai vị trí.  Có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tài lộc và may mắn.

    • Không nên lau dọn ban thờ bằng rượu với những gia đình có ban thờ Phật. Bồ Tát ở trên ban gia tiên.

    Trên đây là các bài văn khấn bao sái bát hương, xin tỉa chân nhang, dọn bàn thờ mà Mộc Hương tổng hợp được. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích.

    Các bạn có thể tham khảo thêm:

    Những công dụng của tinh dầu mùi già và cách sử dụng hiệu quả

    Tắm lá mùi già vào những ngày cuối năm và những điều bạn nên biết

    Bình luận của bạn

    Bài viết liên quan

    Sốt xuất huyết có tắm được không? Nên lưu ý gì khi tắm

    Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra, lây truyền qua muỗi vằn Aedes aegypti. Bệnh thường xảy ra chủ yếu vào những mùa mưa. Nh...

    Cách tắm cho trẻ sơ sinh an toàn đơn giản cho mẹ bỉm

    Tắm cho trẻ sơ sinh là một trong những thử thách khó khăn nhưng cũng rất thú vị cho những người lần đầu làm bố làm mẹ. Làm thể nào để tắm cho trẻ s...

    Tắm nước nóng có thực sự tốt không? Những lợi ích tắm nước nóng đem lại

    Tắm nước nóng là một thói quen đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống và tận hưởng những giây phút ...

    Top các loại sữa tắm thư giãn, thổi bay căng thẳng từ tinh dầu thảo mộc tốt nhất

    Cuộc sống bây giờ bận rộn, tất bật, công nghệ hóa, mọi người thường hướng quá nhiều ra bên ngoài, có xu hướng sử dụng điện thoại,.... khiến cho cơ ...