Hotline: 086 53 54 860
Giỏ hàng
Cây tầm bóp có tác dụng gì? Tắm lá tầm bóp cho trẻ sơ sinh có tốt không
21/06/2024

Cây tầm bóp có tác dụng gì? Tắm lá tầm bóp cho trẻ sơ sinh có tốt không

Cây tầm bóp có tác dụng gì? Cây tầm bóp thực sự có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khoẻ: hỗ trợ sức khoẻ tim mạch, hỗ trợ điều trị ung thư, cải thiện sức khoẻ của mắt giúp mắt sáng hơn,... 

Trong bài viết này, hãy cùng với Mộc Hương tìm hiểu nguồn gốc, tác dụng, cây tầm bóp chữa bệnh gì, cách sử dụng cây tầm bóp nhé!

Cây tầm bóp là cây gì?

Cây tầm bóp (còn được gọi với các tên khác nhau tuỳ vào từng khu vực như cây lồng đèn, cây chôm chôm, cây bôm bốp,...) là loại cây mọc hoang dã ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam ta. Cây cao khoảng 30 cm. Lá tầm bóp có hình bầu dụng, lông mịn ở mặt dướii. Hoa tầm bóp màu vàng, nhỏ. Quả tầm bóp khi chín có màu vàng cam, bên trong chứa nhiều hạt nhỏ.

Cây tầm bóp có tác dụng gì?

  • Cây tầm bóp chứa hàm lượng kali và vitamin C cao, giúp giảm huyết áp cholesterol xấu, ngăn ngừa các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
  • Trong cây tầm bóp có hàm lượng vitamin C cao như Mộc Hương đã nói ở trên và các hợp chất chống oxy hoá mạnh mẽ như flavonoid. Đây là những chất chống lại các gốc tự do, ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư.
  • Cây tầm bóp giúp sáng mắt, giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt như đục thuỷ tinh thể, thoái hoá điểm vàng nhờ vào lượng vitamin A dồi dào.
  • Hỗ trợ điều trị tiểu đường, hạ đường huyết
  • Hỗ trợ tiêu hoá và tăng cường hệ miễn dịch 

Cây tầm bóp có nhiều tác dụng như vậy bạn đã biết cách sử dụng cây tầm bóp đúng cách như thế nào chưa? điểm qua một vài cách sử dụng cây tầm bóp nhé:

Quả, hạt cây tầm bóp

Ăn tươi: có vị chua ngọt, mọng nước, có thể ăn tươi trực tiếp. Nếu bạn muốn bảo quản để ăn trong thời gian dài thì phương pháp sấy khô là lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn.

Nấu chè: quả tầm bóp có thể nấu chè với các loại hạt khác như hạt sen, đậu xanh,...

Dùng rễ, lá cây tầm bóp

Rễ và lá tầm bóp có thể nấu nước uống để hỗ trợ điều trị tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch,... cách nấu nước vô cùng đơn giản với 20 - 30g lá hoặc rễ tầm bóp tươi, không sâu bệnh, có thể thêm đường hoặc mật ong, đun sôi với 1 lít nước sạch. Sau khi đun sôi lọc lấy nước bạn có thể thưởng thức món nước uống vô cùng đơn giản mà đem lại nhiều hiệu quả. 

Ngoài ra, dùng lá để tắm cũng là phương pháp mang lại nhiều hiệu quả cho cơ thể.

Tắm lá tầm bóp cho trẻ sơ sinh có tốt không?

Tắm lá tầm bóp mang lại nhiều hiệu quả như vậy, liệu tắm cho trẻ sơ sinh có tốt không và cách tắm lá tầm bóp như thế nào? 

Tắm lá tầm bóp là phương pháp tự nhiên được sử dụng từ lâu và an toàn đối với trẻ sợ sinh với rất nhiều lợi ích như giảm rôm sảy, mẩn ngứa bởi lá tầm bóp có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, từ đó làm dịu da, giảm các triệu chứng mẩn ngứa, rôm sảy ở trẻ sơ sinh bên cạnh đó lá tầm bóp chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường để khoáng cho bé

Bên cạnh đó, cần lưu ý một số vấn đề khi tắm lá tầm bóp cho trẻ nhỏ

  • Không nên tắm lá tầm bóp cho trẻ sơ sinh vài tháng tuổi. Da bé khi ở giai đoạn này còn rất mỏng manh, nhạy cảm, dễ bị kích ứng.
  • Rửa lá tầm bóp thật kỹ với nước muối pha loãng nhiều lần để loại bỏ bụi bẩn, thuốc trừ sâu.
  • Trước khi tắm nên thử trước trên là da nhỏ như da tay, da chân của bé để kiểm tra xem bị có bị dị ứng hay không.
  • Lượng lá tắm tầm bóp nên vừa đủ không nên tắm lá tầm bóp quá nhiều hoặc quá thường xuyên điều này có thể sẽ gây khô da cho bé.

Cách tắm lá tầm bóp cho trẻ sơ sinh

Cách đun nước

  • Chuẩn bị 20 - 40g lá tầm bóp rửa sạch với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Đun sôi trong khoảng 15 phút, để dưỡng chất có trong lá được tiết ra hết.
  • Lọc bã, pha thêm nước để có nhiệt độ phù hợp tắm cho trẻ.

Cách tắm cho trẻ sơ sinh

  • Nên đặt chân bé vào trước, sau đó đặt bé từ từ vào chậu nước giúp cơ thể của bé thích nghi với nhiệt độ.
  • Tắm cho trẻ cần nhanh chóng trong khoảng từ 5-7 phút, vì cơ thể của bé dễ bị cảm lạnh.
  • Những chỗ mọc rôm sảy nhiều mẹ có thể dùng khăn sữa, khăn mềm để kì cọ thật nhẹ nhàng cho bé.
  • Sau khi tắm, lau khô da và sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm để da không bị khô, nhanh chóng mặc quần áo giữ ấm cho cơ thể của bé.

Nếu bạn không có điều kiện chuẩn bị lá tắm tươi bạn có thể tham khảo Sữa tắm thảo mộc được tạo nên từ các loại thảo mộc bản địa Việt Nam của Mộc Hương. Trong đó 2 loại sữa tắm gội dành riêng cho trẻ nhỏ đó là sữa tắm & gội trẻ em dành cho trẻ từ 1-10 tuổi và Sữa tắm & gội dịu nhẹ dành riêng cho trẻ bị viêm da cơ địa, da nhạy cảm. Bên cạnh làm sạch dịu nhẹ, dưỡng da trẻ mềm mại, đặc biệt sữa tắm & gội của Mộc Hương còn hỗ trợ ngăn ngừa và cải thiện tình trạng rôm sảy, mẩn ngứa, viêm da ở trẻ nhỏ,... rất hiệu quả.

Những trường hợp không nên sử dụng cây tầm bóp

Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cây tầm bóp vì một số nghiên cứu chỉ ra rằng lá tầm bóp sẽ ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ nhỏ

Người có bệnh lý về tim mạch, huyết áp, tiểu đường,... nên sử dụng cây tầm bóp với liệu lượng vừa phải theo dõi tình trạng sức khoẻ cẩn thận, nếu có bất kỳ dấu hiệu xấu nào hãy tham khảo bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất

Trên đây là những kiến thức được Mộc Hương thu thập từ nhiều tài liệu khác nhau, cảm ơn bạn đã lắng nghe!

Tắm lá nhãn có tác dụng gì, những công dụng khiến bạn phải bất ngờ!

Tắm lá cúc tần có tác dụng gì? cách tắm lá cúc tần cho bé

Bình luận của bạn

Bài viết liên quan

Viêm da cơ địa: Đặc điểm, nguyên nhân và cách chữa viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi lứa tuổi. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu mà còn ...

Những điều cần biết về rụng tóc vành khăn ở trẻ em

Rụng tóc vành khăn là một hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trong giai đoạn khi các bé mới chào đời. Hiện tượng này không chỉ khiến ...

Vẩy nến là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh, cách phòng ngừa và điều trị

Bệnh vảy nến là một căn bệnh mãn tính đã tồn tại từ lâu đời, việc điều trị căn bệnh là một quá trình nghiên cứu qua nhiều thế kỷ. Đến thế kỷ 20, sự...

Viêm nang lông là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng ngừa và điều trị

Viêm nang lông mang lại cảm giác khó chịu, ngứa ngáy,... ảnh hưởng đến sinh hoạt cuộc sống của người bệnh. Ai cũng có thể mắc viêm nang lông. Bệnh ...

icon