Hotline: 086 53 54 860
Giỏ hàng
Cách tắm cho trẻ sơ sinh an toàn đơn giản cho mẹ bỉm
31/03/2024

Cách tắm cho trẻ sơ sinh an toàn đơn giản cho mẹ bỉm

Tắm cho trẻ sơ sinh là một trong những thử thách khó khăn nhưng cũng rất thú vị cho những người lần đầu làm bố làm mẹ. Làm thể nào để tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách? Ngay trong bài viết dưới đây, Mộc Hương sẽ giúp mẹ bỉm cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng và đơn giản.

Lợi ích của việc tắm đúng cách cho trẻ sơ sinh

Những lưu ý khi chuẩn bị nước tắm cho trẻ sơ sinh

Cách đúng tắm cho trẻ sơ sinh chi tiết

Lợi ích của việc tắm đúng cách cho trẻ sơ sinh

Làm sạch cơ thể bé

Tất nhiên rồi, tắm sẽ giúp bé loại bỏ bụi bẩn, mồ hồi và chất bẩn trên da bé, giúp bé sạch sẽ và khoẻ mạnh. Ngăn ngừa hăm da, rôm sảy, mẩn ngứa và các vấn đề ngoài da khác.

Giúp bé ngủ ngon giấc hơn

Hầu hết trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều trong một ngày. Khi tắm, trẻ sẽ được tỉnh táo, thư giãn, thoải mãi và dễ chịu hơn. Bên cạnh đó, nước ấm giúp bé hạ thân nhiệt điều này giúp bé ngủ sâu và ngủ ngon giấc hơn. Nếu bạn tắm cùng thời điểm mỗi ngày có thể giúp bé hình thành thói quen ngủ, bé sẽ phát triển tốt hơn về thể chất và tinh thần

Giúp trẻ phát triển các giác quan

Có một số nghiên cứu chứng minh rằng tắm giúp bé phát triển các giác quan. Ví dụ, một nghiên cứu của Đại học California, Berkeley cho thấy rằng những trẻ sơ sinh được tắm thường xuyên có khả năng phát triển các giác quan tốt hơn những trẻ không được tắm thường xuyên.

Thông qua việc tắm bé sẽ cảm nhận được sự ấm áp, âm thanh của nước,  mềm mại của khăn, mùi hương của sữa tắm. Tắm chính là một trong những cách giúp bé khai thác giác quan đơn giản, dễ dàng và hiệu quả nhất.

Tạo sự gần gũi

Thật vậy, khoảng thời gian tắm cho bé sơ sinh là thời gian xây dựng và tạo sự gần gũi giữa bố mẹ và trẻ. Bởi thường ngày trẻ dành phần lớn thời gian để ngủ, và bố mẹ cũng bận rộn với công việc, dọn dẹp nhà cửa và nấu nướng,... .Khi tắm cho bé, bố mẹ chú ý đảm bảo đến sự an toàn và tắm cho bé đúng cách. Trong khoảng thời gian này mẹ nên thể hiện tình yêu thương của mình dành cho trẻ, nói chuyện và vui chơi cùng bé. Vốn từ vựng, cảm xúc của bé cũng sẽ được xây dựng trong khoảng thời gian này.

Phát triển hệ miễn dịch

Khi tắm bé được thư giãn cơ thể bé sẽ tiết ra hormone cortisol, hormone này có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Nước cũng sẽ kích thích lưu thông máu giúp các tế bào miễn dịch di chuyển khắp cơ thể, giúp bé chống lại bệnh tật tốt hơn.

Những lưu ý khi chuẩn bị nước tắm cho trẻ sơ sinh

Nhiệt độ nước tắm cho trẻ sơ sinh

Nhiệt độ tắm cho trẻ sơ sinh là vấn đề mà nhiều mẹ bỉm cần quan tâm trong việc tắm cho trẻ. Nhiệt độ nước tắm không phù hợp quá lạnh hoặc quá nóng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khoẻ của bé rất nhiều. Mẹ bỉm cần lưu ý nước cho trẻ sơ sinh từ 37 - 38 độ C đây cũng là mức nhiệt độ cơ thể của bé, giúp bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu.

Thời gian tắm cho trẻ sơ sinh

Mẹ bỉm cần đảm bảo đã vệ sinh sạch sẽ nhưng cũng cần tắm nhanh cho bé. Thời gian lý tưởng để tắm cho trẻ sơ sinh nên dưới 10 phút là thời gian đủ làm sạch cơ thể của bé mà không khiến sẽ bị mất nhiệt hay cảm lạnh. 

Trẻ sơ sinh có nên tắm hàng ngày không?

Da của trẻ sơ sinh rất mỏng và nhạy cảm, việc tắm quá thường xuyên sẽ làm da bé bị khô. Tần suất tắm phù hợp cho trẻ sơ sinh là từ 2 -3 lần một tuần.

Cách đúng tắm cho trẻ sơ sinh chi tiết

Bước 1: Cởi quần áo, tã lót xoa nhẹ cơ thể cho trẻ

Bước 2: 

Nếu tắm thả: Mẹ dùng khăn xô nhúng vào nước ấm và lau nhẹ nhàng toàn thân bé theo thự tự từ mặt, cổ, ngực, hõm nách, bụng, lưng, tay, chân. Tiếp đến là vệ sinh các bộ phận sinh dục. Tráng lại người cho bé, tắm xong lau khô người cho bé, nếu rốn bị ướt làm khô bằng cồn 70 độ, mặc quần áo, quấn tã cho bé cuối cùng là gội đầu và lau vùng tai cho bé.

Nếu tắm từng phần: Mẹ nên sử dụng cách này để tắm cho trẻ khi trẻ bị ốm hoặc thời tiết quá lạnh. Mẹ cũng cần lau người bé theo thứ tự từ khoé mặt qua vành tai, cổ, hõm nách, ngực, bụng tay và chân. Sau đó, mẹ bỉm dùng một bông gạc hay khăn mềm (khăn sữa). Trong quá trình tắm từng phần mẹ tránh làm ướt rốn của bé. Sau khi tắm xong mẹ mặc quần áo, quấn tã cho bé cuối cùng là gội đầu và lau vùng tai cho bé.

Bước 3: 

Chăm sóc mắt cho bé dùng bông gạc sạch thấm nước đun sôi để nguội (giúp khử khuẩn) hoặc mẹ có thể chuẩn bị một chai muối sinh lý lau mắt cho trẻ từ khoé mắt đến đôi mắt, các mẹ nên sử dụng hai bông gạc khác nhau. Sau khi lau sau mẹ nhỏ 1 vài giọt nước muối sinh lý vào mắt và mũi cho bé. Các mẹ cần thực hiện điều này hàng ngày để ngăn ngừa nhiễm khuẩn cho mắt bé.

Khi tắm cho bé, mẹ cần chú ý nếu có biểu hiện bất thường với rốn của bé như sưng đỏ, chảy mủ, chảy máu,... mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.

Cảm ơn mẹ đã đọc hết bài viết, Mộc Hương hy vọng rằng với những kiến thức trên có thể giúp những người lần đầu làm bố, mẹ. Tắm cho trẻ sơ sinh thực sự không quá khó mẹ cần lưu ý các bước, thứ tự vệ sinh cho bé. Khi bố, mẹ thực hiện nhiều lần thì việc tắm cho bé không còn là khó khăn mà còn đem lại cảm giác vui vẻ, thư giãn cho bé.

Bài viết liên quan:

Sốt xuất huyết có tắm được không?

Tắm sáng có tốt không? Có nên tắm vào buổi sáng

Sữa tắm thảo mộc Mộc Hương cho gia đình

Bình luận của bạn

Bài viết liên quan

Viêm da cơ địa: Đặc điểm, nguyên nhân và cách chữa viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi lứa tuổi. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu mà còn ...

Những điều cần biết về rụng tóc vành khăn ở trẻ em

Rụng tóc vành khăn là một hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trong giai đoạn khi các bé mới chào đời. Hiện tượng này không chỉ khiến ...

Vẩy nến là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh, cách phòng ngừa và điều trị

Bệnh vảy nến là một căn bệnh mãn tính đã tồn tại từ lâu đời, việc điều trị căn bệnh là một quá trình nghiên cứu qua nhiều thế kỷ. Đến thế kỷ 20, sự...

Viêm nang lông là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng ngừa và điều trị

Viêm nang lông mang lại cảm giác khó chịu, ngứa ngáy,... ảnh hưởng đến sinh hoạt cuộc sống của người bệnh. Ai cũng có thể mắc viêm nang lông. Bệnh ...

icon