Hotline: 086 53 54 860
Giỏ hàng
Trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gì? bí quyết giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh
02/07/2024

Trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gì? bí quyết giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh

Tay chân miệng là căn bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Các bọng nước nổi ở lòng bàn chân, bàn tay, trong miệng và một số vùng da khác trên cơ thể. Việc sử dụng thuốc điều trị giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh, bên cạnh đó mẹ có thể sử dụng thêm lá để tắm cho trẻ là cách hỗ trợ điều trị tự nhiên, an toàn, lành tính cho trẻ.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ là gì?

Trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gì để nhanh khỏi?

Nên lưu ý những gì khi tắm lá cho trẻ bị chân tay miệng

Cách phòng ngừa tay chân miệng 

Bệnh tay chân miệng ở trẻ là gì?

Đây là một bệnh truyền nhiễm bởi virus đường ruột gây ra, lây từ người này sang người khác. Đường lây nhiễm chủ yếu của bệnh tay chân miệng là qua nước bọt, bọng nước, phân,... của người bị bệnh.

Biểu hiện của tay chân miệng là nổi mụn, bóng nước ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Mụn nước khiến trẻ bị ngứa, đau rát, biếng ăn,..

Thông thường, nhờ vào sức đề kháng của trẻ bệnh tay chân miệng có thể tự khỏi trong khoảng từ 1 - 2 tuần nhưng ba mẹ không nên chủ quan. Bởi vì bệnh tay chân miệng ở trẻ có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm màng não: là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở tuỷ sống và màng não, hai lớp màng bao bọc, bảo vệ não bộ và hệ thần kinh. Viêm màng nào gây ra các triệu chứng sốt cao, đau đầu dữ dội, cứng cổ, nôn ói, co giật, rối loạn hô hấp.
  • Viêm cơ tim, suy tim: Tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể khiến trẻ khó thở mệt mỏi, tim đập nhanh, phù nề. 
  • Phù phổi: là tình trạng dịch bất thường ứ đọng, tích tụ trong các phế nang. Dịch này có thể gây cản trở việc trao đổi oxy và carbon dioxide gây ra khó thở, tím tái, có thể dẫn đến tử vong.
  • Nhiễm trùng huyết (nhiễm trùng máu): nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc nấm xâm nhập vào máu lúc này hệ miễn dịch của cơ thể sẽ giải phóng các chất để chống lại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, phản ứng này trở nên quá mức, dẫn đến tổn thương các tế bào và mạch máu khoẻ mạnh. Đây là tình trạng bệnh lý cần được điều trị nhanh chóng, kịp thời. Nếu không nhiễm trùng huyết có thể dẫn đến suy đa cơ quan và tử vong.

Trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gì để nhanh khỏi?

Điều trị cho bé nhanh khỏi bệnh là điều cần thiết, thế nên việc tắm lá cây giúp cho con để trẻ bớt cảm thấy khó chịu và hỗ trợ triều trị khỏi bệnh nhanh chóng. Vậy mẹ đã biết khi trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gì chưa?

Tắm bằng lá trà xanh

Khi bạn hỏi các bà mẹ tắm lá nào có thể giúp trẻ nhanh khỏi bệnh thì tắm bằng lá trà xanh sẽ được nhắc đến rất nhiều. Theo Đông Y lá trà xanh vị chát, đắng nhẹ mang tính hàn. Lá trà xanh có tác dụng tốt trong việc giải độc và thanh nhiệt cơ thể chữa trị các bệnh ngoài da bởi trong lá trà xanh có dưỡng chất như tanin, saponin, flavonoid,... và các Vitamin. Những dưỡng chất này giúp se dịu khiến vết thương nhanh lành, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng. 

Tắm bằng lá cây kinh giới

Ngược với lá trà xanh, lá cây kinh giới có vị cay, tính ấm. Trong lá kinh giới có dưỡng chất alkaloid giúp kháng khuẩn, kháng viêm. Người ta thường dùng lá kinh giới ở ngoài da để điều trị mẩn ngứa, rôm sảy, viêm da và các bệnh ngoài da khác. Chính vì vậy, lá kinh giới rất thích hợp dùng để tắm cho trẻ bị chân tay miệng.

Tắm bằng lá diếp cá

Lá diếp cá có vị chua, tính hàn và cay nhẹ, tiêu viêm giúp làm lành các vết loét do mụn nước vỡ da, sát khuẩn giúp giảm ngứa rát do các mụn nước tay chân miệng gây ra. Ngoài ra, lá diếp cá còn có tác dụng thanh nhiệt, giúp trẻ hạ sốt do bệnh tay chân miệng gây ra.

Nên lưu ý những gì khi tắm lá cho trẻ bị chân tay miệng

Vậy là các mẹ đã biết tắm lá gì khi trẻ bị tay chân miệng rồi đúng không nào! Thế nhưng các mẹ cũng nên chú ý một số việc để khi tắm cho trẻ nhanh chóng khỏi bệnh tránh gây tình trạng xấu ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ.

  • Pha nước tắm cho trẻ nên ở mức nhiệt độ vừa phải, không quá nóng hay không quá lạnh.
  • Trước khi tắm toàn thân cho trẻ, mẹ nên thử nước lá trên da tay, chân của trẻ, nếu không có kích ứng nào mẹ có thể tắm bình thường cho trẻ
  • Nơi tắm cho trẻ cần phải ở những nơi kín gió, không mở cửa sổ gió lùa vào phòng tắm khiến trẻ dễ bị cảm lạnh và sốt cao hơn.
  • Khi tắm và làm sạch da cho trẻ, cha mẹ nên chuẩn bị khăm mềm hoặc khăn sữa lau chùi thật nhẹ nhàng và cẩn thận tránh làm vỡ các bọng nước.
  • Sau khi tắm xong lấy khăn vải khô lau nhẹ nhàng cho trẻ và thay quần áo có chất liệu vải mềm cho trẻ.
  • Nếu có bất kỳ ảnh hưởng xấu nào đến sức khoẻ của trẻ, ngưng tắm và đến gặp bác sĩ gần nhất để có lời khuyên tốt nhất

Cách phòng ngừa tay chân miệng 

  • Rửa tay thường xuyên, do virus bệnh tay chân miệng có thể tồn tại trong nhiều giờ. Tránh lây truyền qua đường phân, nước bọt, bọng nước, miệng sang người khác hay cả bản thân trẻ.
  • Vệ sinh sạch sẽ nơi ở, dụng cụ ăn uống, đồ chơi của trẻ.
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt, ly nước, bàn chải đánh răng,...
  • Tránh tiếp xúc với người đang mắc căn bệnh tay chân miệng.
  • Cho trẻ ăn dặm hợp vệ sinh

Nếu bạn không có điều kiện chuẩn bị lá tắm tươi bạn có thể tham khảo Sữa tắm thảo mộc được tạo nên từ các loại thảo mộc bản địa Việt Nam của Mộc Hương. Trong đó 2 loại sữa tắm gội dành riêng cho trẻ nhỏ đó là sữa tắm & gội trẻ em dành cho trẻ từ 1-10 tuổi và Sữa tắm & gội dịu nhẹ dành riêng cho trẻ bị viêm da cơ địa, da nhạy cảm. Bên cạnh làm sạch dịu nhẹ, dưỡng da trẻ mềm mại, đặc biệt sữa tắm & gội của Mộc Hương còn hỗ trợ ngăn ngừa và cải thiện tình trạng rôm sảy, mẩn ngứa, viêm da ở trẻ nhỏ,... rất hiệu quả.

Bình luận của bạn

Bài viết liên quan

Viêm da cơ địa: Đặc điểm, nguyên nhân và cách chữa viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi lứa tuổi. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu mà còn ...

Những điều cần biết về rụng tóc vành khăn ở trẻ em

Rụng tóc vành khăn là một hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trong giai đoạn khi các bé mới chào đời. Hiện tượng này không chỉ khiến ...

Vẩy nến là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh, cách phòng ngừa và điều trị

Bệnh vảy nến là một căn bệnh mãn tính đã tồn tại từ lâu đời, việc điều trị căn bệnh là một quá trình nghiên cứu qua nhiều thế kỷ. Đến thế kỷ 20, sự...

Viêm nang lông là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng ngừa và điều trị

Viêm nang lông mang lại cảm giác khó chịu, ngứa ngáy,... ảnh hưởng đến sinh hoạt cuộc sống của người bệnh. Ai cũng có thể mắc viêm nang lông. Bệnh ...

icon