Hotline: 086 53 54 860
Giỏ hàng
Tác dụng của lá bàng là gì? Cách làm nước lá bàng?
14/02/2024

Tác dụng của lá bàng là gì? Cách làm nước lá bàng?

Ai từng là học sinh ở đồng bằng Bắc Bộ chắc hẳn đều biết đến cây lá bàng bởi lẽ cây bàng lớn lên cùng năm tháng tuổi thơ của chúng ta. Cây bàng thường đường trồng để lấy bóng mát. Tuy nhiên, lá bàng không chỉ để lấy bóng mát từ lâu lá bàng được sử dụng như một bài thuốc điều trị các chứng bệnh chữa cảm sốt, trị rôm sảy, mẩn ngứa,  ra mồ hôi,  viêm da dị ứng. 

Tắm lá bàng có tác dụng gì? cách tắm nước lá bàng hiệu quả hãy cùng Mộc Hương tìm hiểu trong bài viết này để biết tác dụng của lá bàng nhé.

Tác dụng của lá bàng? 


Trị rôm sảy, mẩn ngứa


Trong lá bàng chứa nhiều Tanin, Flavonoid có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, giúp làm giảm ngứa, trong lá bàng còn có các chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV và các gốc tự do


Chống hăm và giúp da mềm mại


Khi tắm lá bàng giúp se khít lỗ chân lông, hạn chế mồ hôi, giảm nguy cơ hăm da. Flavonoid và các hợp chất khác trong lá bàng giúp bảo vệ da khỏi vi khuẩn và nấm gây hăm.

Giải cảm


Nước lá bàng có tính ấm, giúp giải cảm, hạ sốt. Bởi lá bàng có tính sát khuẩn nên có thể chống lại vi khuẩn gây cảm cúm

Cách làm nước lá bàng


Cách nấu nước tắm lá bàng


Hái một nắm lá bàng non, rửa sạch.
Cho lá bàng vào nồi nước, đun sôi khoảng 15-20 phút.
Để nguội nước tắm, lọc bỏ bã lái và pha với nước lạnh cho đến khi đạt nhiệt độ phù hợp (Với trẻ nhỏ nhiệt độ thích hợp để tắm 37-39 độ C).

Cách tắm cho trẻ sơ sinh

  • Nên đặt chân bé vào trước sau đó đặt bé từ từ vào chậu nước giúp cơ thể của bé thích nghi với nhiệt độ.
  • Tắm cho trẻ cần nhanh chóng trong khoảng từ 5-7 phút, vì cơ thể của bé dễ bị cảm lạnh.
  • Những chỗ mọc rôm sảy nhiều mẹ có thể dùng khăn sữa, khăn mềm để kỳ cọ thật nhẹ nhàng cho bé.
  • Sau khi tắm, lau khô da và thoa một lớp kem dưỡng ẩm để da không bị khô, nhanh chóng mặc quần áo giữ ấm cho cơ thể của bé.

Những lưu ý khi tắm nước lá bàng

  • Nên chọn lá bàng non, còn tươi, không bị sâu bệnh.
  • Không nên nấu nước lá bàng quá đặc.
  • Nên thử nước tắm trước khi cho trẻ tắm để đảm bảo không bị dị ứng.
  • Theo dõi da bé sau khi tắm, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Trên đây là những kiến thức được Mộc Hương thu thập từ nhiều tài liệu khác nhau, cảm ơn mẹ đã lắng nghe!

Nếu bạn không có điều kiện chuẩn bị lá tắm tươi bạn có thể tham khảo Sữa tắm thảo mộc được tạo nên từ các loại thảo mộc bản địa Việt Nam của Mộc Hương. Trong đó 2 loại sữa tắm gội dành riêng cho trẻ nhỏ đó là sữa tắm & gội trẻ em dành cho trẻ từ 1-10 tuổi và Sữa tắm & gội dịu nhẹ dành riêng cho trẻ bị viêm da cơ địa, da nhạy cảm. Bên cạnh làm sạch dịu nhẹ, dưỡng da trẻ mềm mại, đặc biệt sữa tắm & gội của Mộc Hương còn hỗ trợ ngăn ngừa và cải thiện tình trạng rôm sảy, mẩn ngứa, viêm da ở trẻ nhỏ,... rất hiệu quả.

Mẹ có thể tham khảo thêm kiến thức thú vị về các loại lá tắm cho trẻ sơ sinh

Tắm lá thiên nhiên là gì? Các loại lá tắm tốt cho cơ thể

 

Tắm lá bồ công anh có tác dụng gì? Cách tắm lá bồ công anh cho trẻ sơ sinh

 

 

Bình luận của bạn

Bài viết liên quan

Sốt xuất huyết có tắm được không? Nên lưu ý gì khi tắm

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra, lây truyền qua muỗi vằn Aedes aegypti. Bệnh thường xảy ra chủ yếu vào những mùa mưa. Nh...

Cách tắm cho trẻ sơ sinh an toàn đơn giản cho mẹ bỉm

Tắm cho trẻ sơ sinh là một trong những thử thách khó khăn nhưng cũng rất thú vị cho những người lần đầu làm bố làm mẹ. Làm thể nào để tắm cho trẻ s...

Tắm nước nóng có thực sự tốt không? Những lợi ích tắm nước nóng đem lại

Tắm nước nóng là một thói quen đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống và tận hưởng những giây phút ...

Top các loại sữa tắm thư giãn, thổi bay căng thẳng từ tinh dầu thảo mộc tốt nhất

Cuộc sống bây giờ bận rộn, tất bật, công nghệ hóa, mọi người thường hướng quá nhiều ra bên ngoài, có xu hướng sử dụng điện thoại,.... khiến cho cơ ...