Hotline: 086 53 54 860
Giỏ hàng
Nổi mề đay bao lâu thì khỏi? nguyên nhân do đâu? cần kiêng gì?
31/07/2024

Nổi mề đay bao lâu thì khỏi? nguyên nhân do đâu? cần kiêng gì?

Nổi mề đay (mày đay) là tình trạng phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Mề đay mang đến những biểu hiện khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, sức khoẻ người bệnh.

Nổi mề đay là gì?

Mề đay, hay còn được gọi là mày đay là một phản ứng dị ứng cấp tình hoặc mãn tính của da, khi cơ thể tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng hệ miễn dịch sẽ phản ứng lại bằng cách giải phóng histamin chất này làm cho máu dưới da giãn nở, gây phù nề và xuất hiển các mẩn đỏ, ngứa. Triệu chứng, biểu hiện dễ thấy là các mẩn đỏ, ngứa nổi lên trên bề mặt da người bệnh. Các mẩn này xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, có nhiều hình dạng, kích thước khác nhau và các nốt mẩn này thường kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

Nổi mề đay bao lâu thì khỏi? Thời gian khỏi bệnh mề đay phụ thuốc vào nhiều yếu tố:

  • Loại mề đay

Mề đay cấp tính: thường tự khỏi trong vòng vài ngày đến vài tuần

Mề đay mãn tính: thời gian mắc bệnh lâu hơn, có thể tới vài tháng, vài năm.

  • Nguyên nhân gây bệnh: Khi chúng ta xác định được và loại bỏ được nguyên nhân gây bệnh, mề đay sẽ nhanh khỏi hơn.
  • Tình trạng sức khoẻ: người có sức khoẻ, hệ miễn dịch không tốt thường khỏi bệnh chậm hơn.
  • Người có các bệnh nền như gan, thận, bệnh tự miễn ... là những căn bệnh thường đi kèm với tình trạng suy giảm chức năng của hệ miễn dịch, các bệnh nền khiến cơ thể hoạt động nhiều hơn để chống lại bệnh tật, từ đó làm giảm khả năng phục hồi và khỏi bệnh mề đay.

(*Bệnh tự miễn được hiểu khi hệ miễn dịch của cơ thể vốn có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại nhưng lại nhầm lẫn các tế bào khoẻ mạnh của cơ thể thành tác nhân gây hại và tấn công chúng)

Nguyên nhân nổi mề đay

Trên cùng một người bệnh có một hoặc nhiều lý do gây nổi mề đay mẩn ngứa, những nguyên nhân thường gặp bao gồm:

  • Do dị ứng thuốc
  • Do dị ứng thức ăn
  • Côn trùng cắn
  • Dị ứng thành phần trong mỹ phẩm
  • Di truyền
  • Bệnh lý

Nổi mề đay kiêng gì?

Thực phẩm giàu histamine

Histamine đã được Mộc Hương nhắc đến ở trên là chất làm máu dưới da giãn nở, gây phù nề và xuất hiển mẩn ngứa, mẩn đỏ. Các thực phẩm chứa nhiều histamine: Dưa cải, cà, hải sản, trứng, các loại hạt,... .

Thực phẩm giàu protein

Các thực phẩm chứa nhiều protein như các loại sữa, thịt bò, thịt lợn, thịt cừu,... Protein có thể làm tăng  nồng độ histamine trong máu, từ đó làm các triệu chứng của mề đay trầm trọng hơn.

Thực phẩm cay nóng

Các chất cay nóng trong ớt, tiêu, tỏi,... làm tăng nhiệt độ cơ thể khiến các mẩn ngứa lan rộng, gây kích ứng da, làm tăng cảm giác ngứa và nóng rát.

Thực phẩm chế biến sẵn

Trong thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều thành phần phức tạp, chất phụ gia, chất bảo quản, muối, đường,... Ngoài ra, thực phẩm chế biến sẵn thường khó tiêu hoá hơn so với thực phẩm tươi, ảnh hưởng đến quá trình đào thải độc tốt và làm chậm quá trình hồi phục da

Các chất kích thích

Chất kích thích làm tăng hoạt động của hệ thần kinh, có thể gây ra căng thẳng, lo âu, tăng lượng histamine tiết ra, mất ngủ, suy giảm hệ miễn dịch,...

Chế độ sinh hoạt phòng ngừa mề đay

Để phòng ngừa bệnh mề đay, việc duy trì một lối sống lành mạnh là điều rất quan trọng và cần thiết.

Chế độ ăn uống

  • Ưu tiên các thực phẩm tươi sạch chế biến  tại nhà.
  • Hạn chế những đồ ăn chế biến sẵn, các chất kích thích.
  • Uống đủ nước.

Chế độ nghỉ ngơi

  • Ngủ đủ giấc đóng vai trò quan trọng trọng việc phục hồi sức khoẻ và sức đề kháng.
  • Tìm đến các hoạt động thư giãn như nghe nhạc, đọc sách, yoga, thiền.

Vệ sinh

  • Tắm rửa thường xuyên giữ cơ thể sạch sẽ bằng nước ấm và sữa tắm dịu nhẹ
  • Mặc quần áo thoáng mát tránh gây bít tắc lỗ chân lông khiến tình trạng bệnh trở lên xấu đi.

Khám sức khoẻ định kỳ

Giúp phát hiện sớm mề đay, các bệnh lý tiềm ẩn khác để có biện pháp điều trị kịp thời.

Cơ địa của mỗi người là khác nhau, do vậy các biện pháp phòng ngừa cũng sẽ khác nhau tuỳ vào tình trạng sức khoẻ mỗi người. 

Mề đay có thể tự khỏi sau một thời gian ngắn, nhưng nếu kéo dài và tình trạng bệnh nghiêm trọng việc đến gặp bác sĩ da liêu để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Bình luận của bạn

Bài viết liên quan

Viêm da cơ địa: Đặc điểm, nguyên nhân và cách chữa viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi lứa tuổi. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu mà còn ...

Những điều cần biết về rụng tóc vành khăn ở trẻ em

Rụng tóc vành khăn là một hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trong giai đoạn khi các bé mới chào đời. Hiện tượng này không chỉ khiến ...

Vẩy nến là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh, cách phòng ngừa và điều trị

Bệnh vảy nến là một căn bệnh mãn tính đã tồn tại từ lâu đời, việc điều trị căn bệnh là một quá trình nghiên cứu qua nhiều thế kỷ. Đến thế kỷ 20, sự...

Viêm nang lông là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng ngừa và điều trị

Viêm nang lông mang lại cảm giác khó chịu, ngứa ngáy,... ảnh hưởng đến sinh hoạt cuộc sống của người bệnh. Ai cũng có thể mắc viêm nang lông. Bệnh ...

icon