Hotline: 086 53 54 860
Giỏ hàng
Tỏ tường về độ pH: Vừa quen vừa lạ!
26/08/2020

Tỏ tường về độ pH: Vừa quen vừa lạ!

Bạn có thể tìm thấy rất nhiều trên mạng những thông tin, bài viết về pH nói chung, pH của da, của các sản phẩm chăm sóc da nói riêng. Tuy nhiên, không phải nhận định nào cũng đều đúng, bạn rất dễ bị hiểu sai, dùng sai nếu không biết chắt lọc thông tin đúng đắn. Là dân chuyên Hóa, hơn chục năm đèn sách, làm việc nghiên cứu với tình yêu những sản phẩm tự nhiên, handmade, Ms.Lyly - phụ trách sản xuất của Mộc Hương sẽ chia sẻ với mọi người những góc nhìn chuẩn hơn, sâu hơn về pH. Nếu có bất cứ câu hỏi nào, chủ đề nào muốn Mộc Hương chia sẻ, mọi người cứ tự nhiên comment, inbox, chúng mình sẽ giải đáp nhé.

1. pH là gì?

Có lẽ bạn đã học về độ pH trong các tiết hóa học ngày xưa. Đây là một chỉ số cho thấy liệu một thứ gì đó có tính axit hay kiềm, dựa trên thang đo từ 0 đến 14. Độ pH=7 (của nước tinh khiết) được xem là độ pH trung tính. Nếu độ pH < 7 thì là axit và pH > 7 là kiềm.

2. pH của da là bao nhiêu?

Lớp sừng ngoài cùng của da bao gồm bởi nhiều lớp cấu thành, trong đó có lớp màng tạo độ ẩm tự nhiên với tác dụng bảo vệ da, ngăn chặn sự tác động của môi trường bên ngoài. Lớp màng này có tính axit nhẹ, chính vì thế còn được gọi với cái tên là Axit Mantle và theo các nghiên cứu thì độ pH tự nhiên của da trong khoảng 4,5 – 6,2. Lớp phủ axit được tạo thành từ bã nhờn (dầu, sáp, este) và mồ hôi (nước, muối). Độ axit phát triển khi vi khuẩn trên da của bạn phân hủy dầu thành axit béo và glycerol.

3. pH của xà phòng thì sao?

Xà phòng làm sạch da có tính kiềm với khoảng pH nằm trong mức 8-13. Chúng ta rất dễ dàng tìm thấy các thông tin trên mạng rằng sản phẩm có pH thấp hoặc cao hơn độ pH của da có thể gây ảnh hưởng tới da. Nhưng bạn thử nghĩ xem, nếu như thế thì bạn chỉ cần rửa mặt bằng nước (pH =7) cũng đã là quá có hại cho da rồi . Vậy nên sự thật là gì?

  • SỰ THẬT 1: Làn da của bạn tiết ra Mantle Acid, một lớp màng amino/lactic axit được tạo ra để bảo vệ da dưới tác động của môi trường. Hoá học cơ bản cho chúng ta biết rằng thành phần này có tính axit, vậy cách hiệu quả nhất để làm sạch nó cùng với các loại dầu bẩn tích tụ, bụi bẩn và vi trùng, là bằng cách sử dụng xà phòng có tính kiềm. Xà phòng tinh chế tự nhiên thường có độ pH 8,0 - 10,0, đó là độ pH lý tưởng cho việc làm sạch bề mặt.
  • SỰ THẬT 2: Độ pH lý tưởng của làn da mạnh khoẻ là khoảng pH 5. Việc sử dụng xà phòng hàng ngày có độ pH tính kiềm, không ảnh hưởng đến cơ chế bảo trì-pH của da. Tắm rửa bằng xà phòng kiềm chắc chắn sẽ làm tăng độ pH của da lúc đó, tuy nhiên, da sẽ tự trở lại chế độ pH acid ngay sau thời gian ngắn. Còn nếu như bạn muốn độ pH của da hồi lại ngay sau đó, bạn nên dùng toner ngay sau bước rửa mặt để cân bằng da. Toner có thể giúp làn da của bạn trung hòa ngay chút kiềm còn vương vấn lại trên da và làm tối ưu hóa độ pH của da nhanh chóng. Đó là lý do vì sao cần có bước toner sau khi rửa mặt đó.

4. Chế độ ăn uống phù hợp để điều chỉnh pH da từ bên trong

Có lẽ bạn đã nghe nhiều đến việc sử dụng mỹ phẩm cân bằng pH để bảo vệ làn da từ bên ngoài. Vậy còn áp dụng chế độ ăn uống phù hợp để điều chỉnh pH da từ bên trong, giúp hỗ trợ giải quyết các rắc rối cho làn da thì sao?

Theo dân gian, mụn trứng cá, da xấu, sần sùi là do “nóng gan”, “nóng trong người”, và được khuyên ăn nhiều rau xanh, bổ sung trái cây, giảm ăn ngọt để giảm mụn và làm đẹp da. Không phải chỉ dựa trên kinh nghiệm thôi đâu, điều đó còn đúng với các cơ sở khoa học lắm đấy. Mình cùng tư duy logic chút xíu nhé.

Ăn thực phẩm có tính acid hay kiềm là tốt cho da?

Như mọi người đã biết độ pH sinh lý của da mang tính acid yếu, dao động trong mức 4.5- 6.2. Tốt nhất da nên được duy trì ở tính acid như thế này. Bởi lớp màng acid sẽ đóng vai trò như lớp phủ ngoài cùng bảo vệ da và màng lipid khỏi sự tấn công của vi khuẩn và các tác nhân gây hại từ môi trường ngoài, đồng thời tránh mất ẩm cho da.

Một sự thực chéo nghoe đó là khi chúng ta ăn quá nhiều thức ăn có tính acid, bên trong cơ thể sẽ trở nên acid hoá, nhưng da thì hoàn toàn ngược lại tức là bị hóa kiềm.

Khi da có tính kiềm cao, môi trường cân bằng của vi khuẩn có lợi và các vi khuẩn gây mụn trên da vô tình bị phá vỡ, tạo điều kiện cho những vi khuẩn sống hoại sinh bình thường vô hại trở nên có khả năng gây hại cho da. Ngoài ra, khi pH bên trong cơ thể quá thấp (dưới mức trung bình là 6.8-7.4), các cơ quan thanh lọc máu như lá lách, gan, tim, thận phải làm việc quá mức khiến chúng suy yếu dần, khiến quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể cũng kém đạt hiệu quả hơn. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến một loạt vấn đề của da như mụn trứng cá, sạm da, mất cân bằng độ ẩm, nếp nhăn, lão hóa sớm...

Ngược lại, khi ăn các thức ăn có tính kiềm, da sẽ dần trở nên acid hoá, điều kiện lý tưởng cho làn da chính là đây.

Vậy thực phẩm nào có tính acid, thực phẩm nào có tính kiềm?

  • Thực phẩm có tính tạo acid là gì? Đó là nhóm thức ăn chứa nhiều Chlor, Sulfur, Phospho hoặc các acid hữu cơ. Chúng có thể mang tính acid trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra acid sau quá trình chuyển hóa của cơ thể. Do đó không thể chỉ nhận biết thực phẩm có tính acid thông qua vị chua. Chẳng hạn các loại thức uống có gas, bia rượu, tinh bột, bơ sữa… dù không có vị chua nhưng sau khi hấp thụ vào cơ thể, chúng lại chuyển hóa thành những chất có pH acid.
  • Nhóm thức ăn có tính kiềm thường có một đặc điểm chung dễ nhận biết là thường có nhiều màu xanh cùng với một số rau củ có màu đỏ. Chanh tuy có nồng độ acid cao, nhưng sau khi hấp thụ lại khiến pH trong cơ thể trở nên kiềm tính. Không ngạc nhiên khi chúng ta thường được khuyên cần ăn nhiều rau xanh và trái cây để cải thiện da phải không nào?

Bảng thực phẩm acid và kiềm dưới đây đã phân chia rất rõ ràng rồi, mọi người tham khảo thêm nhé.

Một điểm quan trọng cần chú ý là phương thức chế biến cũng sẽ khiến thay đổi pH của thực phẩm. Chẳng hạn như có thể giảm tính acid của thực phẩm giàu tinh bột như ngũ cốc bằng cách nấu chín, hoặc chọn loại ngũ cốc chưa qua tinh chế.

Để có chế độ ăn lành mạnh cân bằng, hãy bổ sung các loại rau xanh và trái cây vào thực đơn hằng ngày, giảm bánh kẹo, nước ngọt, rượu bia và tinh bột nhé. Chỉ cần một chút cẩn thận trong lựa chọn thực phẩm hằng ngày, bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi tích cực của làn da. Mình tin chắc việc cân bằng ăn uống, kết hợp với những sản phẩm chăm sóc da phù hợp sẽ giúp duy trì độ pH khoẻ mạnh cho da cả từ bên trong lẫn bên ngoài, làm chậm quá trình lão hoá, đồng thời giảm các vấn đề thường gặp về da, cho bạn làn da tươi trẻ, tự tin, đầy sức sống.

Lyly Mộc Hương

Bình luận của bạn

Bài viết liên quan

Viêm da cơ địa: Đặc điểm, nguyên nhân và cách chữa viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi lứa tuổi. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu mà còn ...

Những điều cần biết về rụng tóc vành khăn ở trẻ em

Rụng tóc vành khăn là một hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trong giai đoạn khi các bé mới chào đời. Hiện tượng này không chỉ khiến ...

Vẩy nến là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh, cách phòng ngừa và điều trị

Bệnh vảy nến là một căn bệnh mãn tính đã tồn tại từ lâu đời, việc điều trị căn bệnh là một quá trình nghiên cứu qua nhiều thế kỷ. Đến thế kỷ 20, sự...

Viêm nang lông là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng ngừa và điều trị

Viêm nang lông mang lại cảm giác khó chịu, ngứa ngáy,... ảnh hưởng đến sinh hoạt cuộc sống của người bệnh. Ai cũng có thể mắc viêm nang lông. Bệnh ...

icon