Hotline: 086 53 54 860
Giỏ hàng
Dùng dầu tẩy trang bị lên mụn? Có thể bạn đã dùng sai cách rồi đấy!
28/09/2020

Dùng dầu tẩy trang bị lên mụn? Có thể bạn đã dùng sai cách rồi đấy!

Dầu tẩy trang giống như con dao 2 lưỡi, là thứ làm sạch da rất tốt nhưng lại cực kỳ khó dùng, kén người bởi nếu không dùng đúng cách lợi bất cập hại cho da. Nếu bạn đã từng dùng dầu tẩy trang mà thấy da bị nổi mụn thì chắc chắn bạn đang dùng sai cách rồi đấy.

❌ Sử dụng khi da hoặc tay còn ướt

Đây là một trong những sai lầm kinh điển mà các chị em thường mắc phải khi dùng dầu tẩy trang. Nếu thoa dầu lên làn da đã được làm ướt thì dầu sẽ không thể giúp hòa tan bụi bẩn. Nói một cách dễ hiểu là nước lúc này đã bao phủ toàn bộ bề mặt của da mặt khiến cho dầu không thể len lỏi vào các lỗ chân lông để hòa tan bã nhờn và bụi bẩn. Và thế là bạn tẩy trang rồi mà vẫn như không. Vậy nên nguyên tắc đầu tiên bạn cần quan tâm đấy chính là dùng dầu khi da da mặt và tay đều phải khô.

❌ Nhũ hóa không kỹ

Nhũ hóa là một bước cực kì quan trọng tuyệt đối không được bỏ qua nếu bạn không muốn làn da nổi đầy mụn khi dùng dầu. Sau khi dầu hòa tan mọi bụi bẩn nhờ vào việc massage trước đó thì lớp trang điểm hay dầu thừa bụi bẩn vẫn sẽ bám ở trên da. Do vậy, bạn không nên rửa liền với nước bởi nước không thể hoàn tan dầu. Muốn loại bỏ đi được lớp dầu thì nhũ hóa chính là bước trung gian giúp bạn làm điều đấy.

Ở bước này, dầu sẽ được nhũ hóa để chuyển sang dạng lỏng. Trong dầu tẩy trang sẽ chứa các thành khi gặp nước (chỉ cần lượng nhỏ vừa đủ) sẽ nhũ hóa thành dạng sữa. Tốt nhất bạn nên dùng từng lượng nhỏ nước massage nhũ hóa dần, cho tới khi cảm thấy đã nhũ hóa hết dầu trên da. Sau đó mới rửa lại với nhiều nước để cuốn trôi lớp bụi bẩn, bã nhờn trên mặt.

❌ Thời gian massage quá nhanh hoặc quá lâu

Bạn đừng cho rằng chỉ cần thoa dầu tẩy trang lên massage vài cái hoặc thật kỹ là có thể giúp bạn loại bỏ đi bụi bẩn. Massage là cách giúp cho dầu có thể len lỏi vào sâu các lỗ chân lông, đặc biệt là vùng chữ T giúp hòa tan lớp makeup và bã nhờn. Nếu chỉ thoa qua loa vài giây rồi nhũ hóa thì không thời gian cho dầu kéo lớp bụi bẩn. Còn ngược lại nhếu massage quá lâu, quá kỹ tận 10 đến 15 phút sẽ khiến bụi bẩn thấm ngược vào trong khiến cho lỗ chân lông càng bị bít tắc hơn. Đến lúc này dù bạn có nhũ hóa hay rửa cỡ nào thì các cặn bận sẽ bám chặt lỗ chân lông không chịu chui ra.

❌ Dùng dầu nguyên chất để tẩy trang

Muốn loại bỏ đi lớp dầu thì phải cần có chất nhũ hóa trong sản phẩm. Tuy nhiên, trong dầu tự nhiên thì hoàn toàn không có chất này. Hơn nữa, Một số loại dầu như olive hay dầu dừa thường các phân tử có kích thước lớn, chất dầu khá dầy và dính sẽ gây cảm giác khó chịu, bí tắc lỗ chân lông. Vì vậy, nếu muốn dùng dầu tẩy trang thì hãy mua dầu tẩy trang chuyên dụng nhé.

❌ Không dùng sữa/soap rửa mặt

Thực tế là dù bạn có chú ý nhũ hóa tốt đến mấy thì vẫn không thể loại bỏ hoàn toàn 100% bụi bẩn hoặc dầu. Do vậy, việc dùng thêm một bước sữa/soap rửa mặt để đảm bảo da bạn được làm sạch tối ưu là không thừa đâu nhé.

❌ Dị ứng với thành phần trong dầu

Nếu bạn không mắc phải những lỗi trên mà vẫn nổi mụn thì rất có thể bạn đang bị kích ứng hoặc dị ứng với một số thành phần có trong sản phẩm. Thường các chất dễ kích ứng trên da là chất nhũ hóa, mineral,…. Bạn nên tìm hiểu kĩ các thành phần dễ gây kích ứng trên da tránh tình trạng mua nhầm sản phẩm khiến “tiền mất tật mang” nhé.

Đó là lý do Mộc Hương khuyến khích các chị em, đặc biệt là các chị em thường ít hoặc không trang điểm sử dụng Nước tẩy trang thay vì dầu tẩy trang. Mộc Hương dành tâm sức để nghiên cứu công thức nước tẩy trang công nghệ Micellar water cho Nước tẩy trang tươi hoa hồng, vừa dễ sử dụng, có khả năng làm sạch tốt lại dưỡng da mềm mịn, kháng khuẩn tối ưu.

Tham khảo Nước tẩy trang tươi hoa hồng tại: https://mochuongvietnam.vn/nuoc-tay-trang-tuoi-2

Bình luận của bạn

Bài viết liên quan

Viêm da cơ địa: Đặc điểm, nguyên nhân và cách chữa viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi lứa tuổi. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu mà còn ...

Những điều cần biết về rụng tóc vành khăn ở trẻ em

Rụng tóc vành khăn là một hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trong giai đoạn khi các bé mới chào đời. Hiện tượng này không chỉ khiến ...

Vẩy nến là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh, cách phòng ngừa và điều trị

Bệnh vảy nến là một căn bệnh mãn tính đã tồn tại từ lâu đời, việc điều trị căn bệnh là một quá trình nghiên cứu qua nhiều thế kỷ. Đến thế kỷ 20, sự...

Viêm nang lông là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng ngừa và điều trị

Viêm nang lông mang lại cảm giác khó chịu, ngứa ngáy,... ảnh hưởng đến sinh hoạt cuộc sống của người bệnh. Ai cũng có thể mắc viêm nang lông. Bệnh ...

icon